HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Kiến thức y khoa

    Tác dụng của sắt đối với cơ thể

    1. Những lý do thiếu sắt thường gặp

    – Mất máu cấp tính (do bị thương) hay kéo dài (do rong kinh, bị giun móc, trĩ).

    – Rối loạn tiêu hoá dẫn đến hấp thu sắt kém.

    – Có thai, nhu cầu sắt tăng cao nhưng ăn không đủ lượng thức ăn chứa sắt cần thiết.

    – Trẻ em trong năm đầu cần nhiều sắt. Cho ăn không đúng cách sẽ bị thiếu sắt.

    2. Hậu quả của việc thiếu sắt
    Nếu thiếu sắt, sự vận chuyển oxy đến các mô cơ thể cũng như sự dự trữ oxy ở mô cơ vân sẽ giảm sút, làm cho cơ thể hoạt động không hiệu quả, mau mệt mỏi, kém tập trung, trí nhớ kém, hay quên. Khi thiếu máu khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu bị giảm, làm thiếu oxy ở các tổ chức đặc biệt là tim, cơ bắp, não gây nên hiện tượng tim đập nhanh, trẻ nhỏ có thể bị suy tim do thiếu máu, các biểu hiện : hoa mắt , chóng mặt do thiếu oxy não, cơ bắp yếu và cuối cùng là cơ thể mệt mỏi.
    Thiếu máu não ở trẻ lớn còn làm cho trẻ mệt mỏi hay ngủ gật, thiếu tập trung trong giờ học dẫn đến học tập sút kém. Biểu hiện của thiếu máu thiếu sắt là da xanh niêm mạc nhợt ( đặc biệt là niêm mạc mắt và môi) móng tay móng chân nhợt nhạt, móng tay dễ gày biến dạng, tóc khô cứng dễ gãy, trẻ thiếu máu thường biếng ăn chậm lớn, còi cọc, táo bón, ăn hay nôn trớ. Xét nghiệm máu là cách tốt nhất để chẩn đoán thiếu máu. Định lượng huyết sắc tố (Hb) nếu dưới 11g Hb trong 100ml máu ở trẻ là bị thiếu máu
    Đa số trẻ bị thiếu sắt thường biểu hiện ở hình thức giảm dự trữ sắt trong cơ thể, chỉ một số trường hợp thiếu sắt nặng sẽ trở thành thiếu máu, thiếu sắt. Việc phát hiện thiếu sắt sớm, trước khi có biểu hiện thiếu máu thiếu sắt, rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ vì sắt có vai trò quan trọng đối với tất cả tế bào trong cơ thể nhất là tế bào não. Trong những hậu quả của thiếu sắt, ảnh hưởng đến sự phát triển của trí thông minh và hành vi là hậu quả quan trọng và nguy hiểm nhất.
    Có trên 40 nghiên cứu của các tác giả trên thế giới ghi nhận nếu thiếu sắt xảy ra trong giai đoạn sớm của cuộc đời, nhất là trong những tháng đầu tiên, sẽ ảnh hưởng đến chỉ số phát triển tâm thần – vận động về sau. Trẻ thiếu sắt càng nhiều và càng lâu thì trí thông minh càng kém, sự phát triển vận động càng chậm chạp. Có một số nghiên cứu cũng cho thấy một số khiếm khuyết trong phát triển nhận thức do thiếu sắt có thể sẽ không hồi phục được với điều trị bổ sung sắt và có thể tồn tại đến 10 năm sau khi đã bổ sung sắt đầy đủ.
    Một hậu quả khác của thiếu sắt là nguy cơ hấp thu chì từ đường tiêu hóa sẽ cao, gây ra ngộ độc chì cho cơ thể. Các nghiên cứu lâm sàng và dịch tễ học cho thấy có sự liên quan giữa thiếu sắt và nống độ chì trong máu cao. Môi trường sống của chúng ta bị ô nhiễm chì khá cao, do đó những trẻ có thiếu sắt sẽ là những trẻ có nguy cơ ngộ độc chì cao nhất. Ngộ độc chì là một tổn thương nguy hiểm cho hệ tạo máu và hệ thần kinh, cũng gây ra những hậu quả không hồi phục.
    3. Đối tượng hay bị thiếu sắt
    Đối tượng thường bị thiếu máu thiếu sắt thường gặp nhất là phụ nữ, nhất là phụ nữ có thai và trẻ em. Nguyên nhân gây bệnh là do cung cấp thiếu, cơ thể hấp thu sắt kém, hay bị mất nhiều (nhiễm giun sán, xuất huyết đường tiêu hóa do viêm nhiễm hay dị ứng, mất qua kinh nguyệt…) hoặc nhu cầu của cơ thể quá cao trong một số giai đoạn tăng trưởng nhanh và hồi phục sau khi bệnh.
    Chế độ ăn của trẻ em Việt nam hay bị thiếu sắt, do đó tỉ lệ trẻ bị thiếu máu thiếu sắt khá cao, nhất là ở những vùng kinh tế và điều kiện vệ sinh còn kém. Sinh non và nhẹ cân cũng là nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt ở trẻ sơ sinh. Trẻ 1-3 tuổi là lứa tuổi có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt cao, do nhu cầu dành cho tăng trưởng cao trong khi chế độ ăn không cung cấp đủ lượng sắt cần thiết nếu không được chú ý.
    4. Cách bổ sung chất sắt cho cơ thể
    Mỗi giới và lứa tuổi cần lượng sắt khác nhau:
    – Trẻ em từ 1 – 10 tuổi cần 7 – 10 miligam mỗi ngày
    – Phụ nữ từ 19 – 50 tuổi cần 18 miligam mỗi ngày
    – Phụ nữ đang mang thai cần 27 miligam 1 ngày
    – Phụ nữ cho con bú cần 9 đến 10 miligam 1 ngày
    – Nam giới từ 19 tuổi trở lên cần 8 miligam 1 ngày
    Bổ sung sắt bằng thực phẩm:
     Tác dụng của sắt đối với cơ thể
    Thịt đỏ là thực phẩm chứa nhiều sắt
    Có 2 loại chất sắt ẩn chứa trong thực phẩm: heme iron (tìm thấy trong các sản phẩm từ động vật) và non – heme (tìm thấy trong thực vật). Heme iron dễ hấp thụ hơn trong khi non – heme iron khó hấp thụ. Đó chính là lý do tại sao cơ thể những người ăn chay thường thiếu sắt và hệ quả là hay bị mắc các chứng thiếu máu. Hiện tượng thiếu máu do thiếu hụt chất sắt là nguyên nhân chính gây ra sự mệt mỏi kinh niên.
    Thực phẩm chứa heme – iron
    – Thịt màu đỏ (thịt bò, thịt lợn, thịt cừu) rất giàu chất sắt và dễ dàng được cơ thể hấp thụ. Thịt càng sẫm màu, càng chứa nhiều chất sắt.
    – Đối với thịt gia cầm, thịt đùi chứa nhiều chất sắt hơn phần thịt ở lườn.
    – Cá cũng chứa chất sắt, đặc biệt là các loại cá béo và các động vật thân mềm (sò, trai…)
    Thực phẩm chứa non – heme
    – Các loại rau lá xanh chứa chất sắt chẳng hạn như rau cải xoong, rau bina, cải xoăn
    – Các loại ngũ cốc, đặc biệt là lúa mạch, yến mạch
    – Đậu Hà Lan, các loại đậu đỗ
    – Một số loại hạt như: hạt vừng, hạt hướng dương, hạt hồ đào, hạt hạnh nhân
    – Lòng đỏ trứng
    – Mật đường
    Theo đó, thức ăn thực vật phần lớn chứa sắt ít hơn thức ăn động vật, thức ăn động vật sống dưới nước chứa ít sắt hơn loại động vật sống trên cạn. Cơ thể hấp thu được 10 – 15% thức ăn động vật nhưng chỉ hấp thu được 5% trong thức ăn thực vật (tính trung bình chỉ 10%). Song trong thức ăn động vật thì sắt dạng hemoglobin thường chiếm chủ yếu (như trong tiết) lại rất khó hấp thu. Người ăn chay ròng sẽ thiếu sắt, nhưng người chỉ ăn nước thịt bò ép cũng chỉ đưa vào cơ thể chất protein (giúp cho sự tổng hợp globin) chứ không đưa chất sắt vào cho cơ thể được. Ngoài ăn thức ăn chứa chất sắt, cần ăn các thức ăn có chất porphyrin (để tạo ra nhân pyrol) và chất protein (để có globin và vitamin) mới tạo ra được huyết cầu tố.
    Người chỉ ăn thức ăn thực vật tính ra có thể đủ lượng sắt nhưng vẫn bị thiếu máu do không tạo ra được huyết cầu tố.
    Các thức ăn quá giàu phospho sẽ gây kết tủa sắt làm giảm sự hấp thu sắt. Vitamin C (và một số vitamin nhóm B như B6) giúp sự hấp thu sắt và tổng hợp huyết cầu tố.
    Ngoài thức ăn thông thường còn có thực phẩm chức năng bổ sung chất sắt.
    Như vậy, muốn đủ sắt thì phải ăn một lượng sắt gấp 10 lần nhu cầu khuyến cáo (vì cơ thể chỉ hấp thu trung bình 10%), ăn dạng sắt dễ hoà tan trong cả động vật và thực vật, kèm theo phải ăn đủ chất đạm, không ăn quá nhiều thức ăn giàu phospho và nên ăn thức ăn có vitamin C.
    Bổ sung sắt bằng thuốc:
    Khi thiếu sắt cấp tính hay kéo dài thì nhất thiết phải bổ sung bằng thuốc. Sau khi phục hồi đủ sắt mới chuyển sang duy trì bằng chế độ ăn giàu chất sắt. Ngoài ra cần phải chữa các bệnh gây thiếu sắt (như tẩy giun móc).
    Có loại thuốc chứa sắt thuần tuý (viên sắt fumarat, sắt gluconat, sắt succinat, sắt oxalat, sắt tatrat, sắt II sulfat). Có loại phối hợp chất sắt với acid folic (viên probofex.) Người có thai trong suốt thai kỳ cần uống viên sắt kết hợp với acid folic. Khi dùng viên sắt thuần tuý sẽ bị táo bón nên trong một số viên sắt người ta cho thêm dược liệu có tính nhuận là đại hoàng, nhưng nếu dùng nhiều đại hoàng sẽ bị tiêu chảy, ngừng dùng sẽ hết. Để tránh hiện tượng này không nên dùng quá liều lượng. Cũng như khi ăn muốn dùng viên sắt có hiệu quả thì không dùng viên sắt đã bị quá hạn kém phẩm chất (vì đã chuyển sang dạng sắt khó hoà tan), kèm theo phải ăn đủ chất đạm.
    Cần tránh các trường hợp hay nhầm lẫn: Bệnh thiếu máu ác tính do thiếu B12, thì chỉ cần dùng vitamin B12. Còn những sản phẩm vitamin B12 kết hợp với vitamin B1, B6 (như terneurin, becofort) trước đây dùng chữa đau dây thần kinh, một số người thiếu máu do thiếu sắt đúng ra phải dùng viên sắt nhưng nhầm lẫn chỉ dùng sản phẩm kết hợp này để chữa là không đúng, vừa lãng phí vừa không đưa lại hiệu quả.
    Có bệnh do thiếu hay thừa sắt nhưng lệ thuộc vào hormon hepcidine. Chứng nhiễm sắc tố sắt di truyền (hemochrommatose): sắt hấp thu vượt mức mỗi ngày 2 – 3mg ngay từ khi sinh, tích luỹ dần, nhưng sau tuổi biết đi mới có triệu chứng (da thâm đen, gan to, lách to chắc cứng, kèm theo cổ trướng, đái tháo đường). Bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm (thalassemie): gây quá tải sắt trong máu dẫn đến ngộ độc sắt. Bệnh thiếu máu sắt mạn tính: sắt không đưa được vào trong tuỷ xương để tạo hồng cầu. Với các bệnh này người ta dùng hepcidine (khi thiếu) và chất ức chế hepcoidine (khi thừa) để chữa hoặc theo các cách chữa cổ điển khác. Các trường hợp này cần khám chữa theo đơn của thầy thuốc chuyên khoa.
    Tăng cường sự hấp thụ chất sắt
    – Vitamin C giúp cơ thể hấp thụ chất sắt non – heme trong thực vật. Vitamin C có nhiều trong rau, hoa quả, và nên ăn cùng lúc với các thực phẩm chứa chất sắt.
    Tác dụng của sắt đối với cơ thể
    Hạn chế uống sữa khi thiếu sắt
    – Hạn chế dùng các sản phẩm từ sữa bởi vì các sản phẩm từ sữa ngăn chặn sự hấp thụ chất sắt từ thực phẩm, đặc biệt là đối với phụ nữ. Nên tăng cường lượng chất sắt trong cơ thể bằng các sản phầm không từ sữa như là các loại hạt, đậu và các loại rau lá xanh.
    – Chất caffeine cũng kìm hãm sự hấp thụ chất sắt từ thực phẩm. Không uống trà, cà phê, coca trong bữa ăn và chỉ uống sau ăn 2 tiếng.
    Dược sĩ Hưng

    bioking-men-tieu-hoa-song

    BIO KING – SỨC MẠNH MEN TIÊU HÓA
    Xem chi tiết sản phẩm tại đây.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần