HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Thuốc quý quanh ta

    Những điều cần lưu ý khi sử dụng Nhân sâm

    Nhân sâm là vị thuốc bổ nổi tiếng trong Đông Y đã được biết đến và sử dụng từ hàng ngàn năm trước. Nguồn cung cấp nhan sam trước đây hoàn toàn là lấy từ tự nhiên nên rất khan hiếm, vì thế rất ít “dân đen” có được may mắn dùng loại thượng phẩm đông y này. Ngày nay, chúng ta có thể dễ dàng mua được nhân sâm là vì con người đã trồng được trên diện tích khá rộng loại dược liệu quý này. Cũng vì thế, chúng ta cần biết nhiều hơn về loại dược liệu này để sử dụng được các dược tính nhân sâm tốt nhất và hạn chế các độc tính.
    Nhân sâm là một dược liệu rất quý trong Đông Y

    Trong tứ đại bổ Đông Y, nhân sâm được xếp vào loại đầu tiên: sâm- nhung- quế- phụ. Với Tây Y, nhan samcó tên khoa học là Panax ginseng C. A. Mey., họ Nhân Sâm Araliaceae, họ ngũ gia bì. Trên thị trường có nhiều sản phẩm của nhân sâm như hồng sâm, bạch sâm, đại lực sâm. Trong số này, nổi bật nhất là Hồng Sâm vì là sản phẩm của nhân sâm chất lượng đã đạt đủ 6 năm tuổi.

    Nhân sâm được Đông y xếp vào hàng thượng phẩm, nghĩa là vị thuốc có tác dụng tốt mà ít độc tính. Nhan sam là vị thuốc đứng đầu dòng thuốc “bổ khí” với những công dụng tuyệt vời được các sách cổ Đông Y ghi lại như đại bổ nguyên khí, ích huyết, sinh tân, định thần, ích trí… Từ hàng ngàn năm trước, Nhân Sâm đã được dùng để “bổ khí”, đặc biệt cho các trường hợp chân khí suy giảm, người mệt mỏi, vô lực, mới ốm dậy, trẻ em chậm lớn. Ngoài ra, người ta còn dùng nhan sam để tăng cường sinh lý, tăng khả năng hồi phục cơ thể.

     Nhân sâm là một dược liệu rất quý trong Đông Y
     

    Cách dùng Nhân Sâm thông dụng
    Người lớn có thể dùng Nhân Sâm Độc Vị ngày 6 – 8g, dưới dạng thuốc hãm, thuốc sắc. Tuy nhiên, người ta thường dùng nhan sam phối hợp với các vị thuốc khác để tăng cường dược tính và hạn chế độc tính của nhân sâm. Một bài thuốc thông dụng kết hợp là nhân sâm 8g+ bạch truật, bạch linh, cam thảo, mỗi vị 4-6g, uống liền 2-3 tuần lễ mỗi ngày uống một thang.

    Nam giới thường sử dụng nhân sâm dưới dạng rượu sâm. Đây là cách dùng có nhiều tiện lợi vì dễ thực hiện và khi ngâm nhân sâm với rượu cũng giúp cơ thể hấp thụ nhân sâm tốt hơn và giảm đáng kể các độc tính của nhan sam. Cách ngâm rượu nhân sâm thông thường là 40g nhan sam thái lát mỏng ngâm với 1 lít rượu trắng 30-35 độ trong 3 – 4 tuần. Nếu dùng nhân sâm nguyên củ ngâm thì sau thời gian khoảng 5-6 tuần là có thể dùng được. Sau khi dùng hết rượu sâm nước đầu thì tiếp tục ngâm lần 2 với 0,5 lít rượu trong 2-3 tuần lễ nữa. Ngày có thể dùng 2 – 3 lần, mỗi lần 30 -50ml, uống trước hoặc trong các bữa ăn.
    Những điều cần lưu ý khi sử dụng nhân sâm

    Lô sâm là phần gây ra các tác dụng phụ thường gặp khi dùng nhân sâm. Lô sâm chính là núm rễ của củ sâm, là phần đầu của “người”- “nhân” sâm. Người ta giữ lại lô sâm để giữ được các hoạt chất quý của nhân sâm khi chế biến và để tạo dáng cho củ nhân sâm. Lô sâm không có tác dụng bổ, mà ngược lại nó gây ra cảm giác buồn nôn cho người sử dụng. Do đó, mọi người cần cắt bỏ lô sâm trước khi sử dụng tươi hoặc ngâm rượu.

    Kiến thức về nhân sâm từ xa xưa đã có một lời khuyên kinh điển là “Phúc thống phục nhân sâm tắc tử”. Sách cổ kể rằng, có một thầy thuốc sau khi cho một bệnh nhân bị đau bụng dùng nhân sâm thì người bệnh này bị tử vong. Người thầy thuốc này khi trị bệnh đã tra sách y thì thấy ghi “Phúc thống phục nhân sâm…”, tức là “đau bụng uống nhân sâm…”. Tuy nhiên, ông này đã bỏ sót 2 chữ cuối của câu hướng dẫn vì 2 chữ này được ghi ở trang sau. Hai chữ bị bỏ sót ở trang sau là “tắc tử”, nghĩa là “ sẽ chết”. Đầy đủ của câu dẫn trong sách y là “Đau bụng uống nhân sâm sẽ chết”.

    Ngày nay, do nhân sâm không còn hiếm nên có rất nhiều người đã và đang sử dụng loại dược liệu quý này thường xuyên. Trên thực tế, nhiều người bị “đau bụng” do viêm gan, viêm dạ dày, viêm ruột co thắt, táo bón… vẫn dùng nhân sâm mà vẫn khỏe mạnh. Vậy phải hiểu “đau bụng” – “phúc thống” trong câu “phúc thống phục nhân sâm tắc tử” thế nào? Qua kinh nghiệm thực tế, khái niệm “phúc thống” trong trường hợp “tắc tử”- chết người này là chỉ các triệu chứng đau bụng thuộc “thể hàn”, đau bụng “tiết tả”, tức là đau bụng ỉa chảy, đầy bụng, trướng bụng. Nếu dùng nhan sam trong những trường hợp đau bụng kể trên sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra, những người cao huyết áp cũng không nên dùng nhân sâm. Những người hay mất ngủ cần tránh dùng nhân sâm vào buổi chiều và buổi tối vì có thể làm tình trạng mất ngủ trở nên tồi tệ hơn.

    (GS.TS. Phạm xuân Sinh trên báo Sức khỏe & Đời sống)

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội