HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Tin sức khỏe

    Đau dạ dày: Những nguy hiểm cần tránh

    Đau dạ dày (còn gọi là đau bao tử), là từ dùng để chỉ tình trạng đau có nguồn gốc tổn thương tại dạ dày như viêm hay loét dạ dày.
     
    Trong thực tế, có nhiều yếu tố gây ra viêm loét dạ dày như: nhiễm vi trùng (có tên là Helicobacter Pylori), dùng thường xuyên thuốc kháng viêm giảm đau trị đau nhức khớp, ăn uống không điều độ, cuộc sống căng thẳng, thường xuyên bị stress. Khi các yếu tố này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ dẫn đến viêm dạ dày mãn, loét dạ dày.
     
    Những nguyên nhân sau là tác nhân chính dẫn đến đau dạ dày nhanh nhất.
     
     
    Lao động quá sức
     
    Khi bạn ép cơ thể mình phải làm việc quá sức, dẫn đến nguồn năng lượng bị suy kiệt, dẫn tới sức đề kháng của cơ thể cũng giảm sút nhanh chóng. Do vậy, chức năng tự bảo vệ niêm mang của dạ giàu cũng giảm sút. Việc này khiến cho dạ dày bị mất cân bằng chức năng bài tiết, do không hấp thụ đủ máu. Khi dạ dày bị dư axit, dịch vị dạ dày ít đi, niêm mạch dạ dày sẽ bị tổn thương và gây ra tình trạng đau dạ dày.

    Chế độ ăn uống không khoa học
     
    Làm việc và ăn uống có khoa học có vai trò rất quan trọng với việc bảo vệ dạ dày của bạn. Ngày nay, nhiều người vẫn quen với lối sống fast food, ăn quá nhanh, ăn đồ ăn không hợp vệ sinh, ăn những đồ lạnh hay đồ gia vị cay nóng, các bữa ăn trong ngày thì thất thường về giờ giấc. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe dạ dày.
    Tiêu hóa cần cũng diễn ra theo quá trình và đòi hỏi thời gian để cho bộ máy của nó làm việc. Thế nhưng nếu bạn ăn quá nhanh, thức ăn chưa được nghiền kĩ ở khoang miệng đã được chuyển xuống dạ dày, từ đó làm tăng thêm gánh nặng cho dạ dày của bạn. Việc này khiên cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương và giảm nhu động dạ dày.
     
     
    Nếu ăn nhiều đồ ăn lạnh, thức ăn chứa nhiều gia vị có thể gây kích thích mạnh cho dạ dày, ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn. Thức ăn và đồ uống lạnh có thể khiến cho các mạch máu ở dạ dày mở rộng, làm giảm lưu lượng máu tới các cơ quan khác và cản trở quá trình tiêu hóa bình thường ở dạ dày.
     
    Bữa tối, ăn quá nhiều nhất là những thức ăn khó tiêu thì trước khi đi ngủ, bạn cũng đồng thời ép dạ dày của mình làm việc một cách quá tải, dịch vị dạ dày tiết ra quá mức gây ăn mòn niêm mạc dạ dày. Ban đầu sẽ là những cơn đau và sau đó là viêm, loét dạ dày.
     
    Chế độ ăn uống thất thường không đúng bữa cũng rất gây hại cho dạ dày. Vì bình thường, đến một giờ cố định dạ dày sẽ tiết ra axit để tiêu hóa thức ăn. Nếu đến thời gian đó mà bạn không kịp bổ sung thức ăn thì lượng axit trong dạ dày sản sinh ra sẽ bị dư thừa, từ đó dẫn tới viêm loét dạ dày.
     
    Khi ăn dạ dày cũng cần có thời gian để làm việc, do vậy việc vừa ăn vừa làm việc cũng là nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày. Khi bạn làm việc, nhất là trí não, một lượng lớn máu sẽ được huy động tới trung khu thần kinh để phục vụ cho các hoạt động của trí não. Lượng máu cung cấp cho dạ dày để đáp ứng cho chức năng tiêu hóa bị giảm đi và làm tổn thương dạ dày.
     
    Uống rượu bia quá độ
     
    Trong tất cả các loại rượu bia hay đồ uống có cồn đều chứa các men vi sinh. Các loại men này nếu vào cơ thể ở mức vừa phải thì sẽ có lợi cho việc tiêu hóa thức ăn. Nhưng nếu, bạn uống rượu bia quá nhiều, lượng men vi sinh vào cơ thể ở mức quá tải thì sẽ gây ra những rối loạn trong đường tiêu hoá và làm hạn chế khả năng điều tiết thức ăn của dạ dày, từ đó gây ra các bệnh ở dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày…
     
    Có khoảng 15% người dùng các thuốc kháng viêm giảm đau thường xuyên trên 3 tháng sẽ bị loét dạ dày. 50%-80% người phải nhập viện vì loét dạ dày đã có dùng thuốc kháng viêm giảm đau. Nếu dùng thuốc kháng viêm giảm đau liên tục trên một năm thì có thể chảy máu dạ dày.
     
     
     
     
     
    Căng thẳng thần kinh
     
    Hiện tượng đau dạ dày do căng thẳng thần kinh thường gặp nhất ở đối tượng là dân văn phòng. Khi bạn rơi vào trạng thái khó chịu, căng thẳng, trầm cảm, mệt mỏi… sự tiết dịch ở dạ dày cũng bị ảnh hưởng theo. Đó là nguyên do tại sao chức năng tiêu hóa của dạ dày không được thực hiện tốt như mọi khi. Sự căng thẳng về tâm lý, cảm xúc có thể kéo theo ảnh hưởng xấu ở dạ dày.Vì vậy, trầm cảm kéo dài, lo lắng cũng sẽ làm tăng nguy cơ bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày.
     
    Lạm dụng thuốc giảm đau
     
    Các loại thuốc giảm đau đều có tác dụng kìm hãm sự sản xuất niêm mạc bảo vệ thành dạ dày. Khi các niêm mạc này bị ảnh hưởng và không làm tốt chức năng bảo vệ thành dạ dày thì sẽ dẫn tới hiện tượng dạ dày co bóp bất thường, gây đau. Thậm chí, khi các niêm mạc bị ảnh hưởng trầm trọng còn làm xuất hiện các vết loét trong dạ dày, dẫn đến viêm loét dạ dày. 
     
    Do vậy, nếu cảm thấy chưa thực sự cần thiết, bạn không nên lạm dụng thuốc giảm đau. Chỉ nên sử dụng thuốc khi có sự chỉ dẫn và kê đơn của bác sĩ.
     
    Biến chứng của bệnh đau dạ dày
     
     
    Nếu bạn không điều chỉnh chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt cũng như tuân theo những lời khuyên của bác sĩ bạn sẽ dễ gặp phải những biến chứng sau.
     
    – Chảy máu dạ dày (nôn ói ra máu tươi hay đi tiêu phân màu đen mùi rất hôi… Đây là tình trạng cấp cứu nguy hiểm tính mạng).
     
    – Thủng dạ dày gây viêm màng bụng (đau bụng dữ dội, bụng gồng cứng, sốt, tim đập nhanh, huyết áp hạ thấp… Đây cũng là tình trạng cấp cứu nguy hiểm tính mạng).
     
    – Ung thư dạ dày.
     
    Lưu ý ở người cao tuổi, các biểu hiện đau bụng đôi khi rất mơ hồ nên dễ bị bỏ qua bệnh. Hậu quả là bệnh chỉ được phát hiện khi có các biến chứng xuất huyết dạ dày, chóng mặt do thiếu máu…
     
    Do vậy nên có kế hoạch kiểm tra sức khỏe định kì để phát hiện và điều trị bệnh đau dạ dày sớm.

    Các phòng tránh bệnh đau dạ dày
     
    Về sinh hoạt
     
    Dù công việc có bận rộn bạn nên duy trì một chế độ sinh hoạt đều đặn. Cố gắng duy trì ngủ 8 tiếng, không thức khuya và buổi trưa có giấc ngủ ngắn. Một nguyên tắc bất di bất dịch là nên gạt mọi lo lắng, căng thẳng của công việc ra khỏi cửa. Tám, chín tiếng làm việc ở cơ quan đã đủ để thần kinh căng thẳng rồi nên bù lại, về đến nhà, chỉ dành cho ngủ nghỉ và sinh hoạt gia đình.
     
    Stress và những lo toan hàng ngày đang làm đảo lộn mọi sinh hoạt của chúng ta. Bạn ăn sáng lúc 10giờ, ăn trưa khi đã xế chiều và lên giường đi ngủ khi vừa nạp một bồ thức ăn. Rồi bạn thấy dạ dày ngâm ngẩm đau. Cũng chả sao, làm vài viên giảm đau là hết ấy mà. Tiếp tục những chè chén với tiệc tùng thâu đêm, là làm việc quên giờ giấc.
     
    Rồi những cơn đau tăng cả về cấp độ lẫn thời gian. Lại thuốc, và lại đau. Bệnh đau dạ dày không đơn giản như bạn nghĩ, bởi nó nhẹ thì khiến bạn nằm nhà cả tuần, nặng có thể dẫn đến chảy máu dạ dày, thậm chí là ung thư. Nhưng nó hoàn toàn là căn bệnh mà bạn có thể ngừa được, chỉ bằng cách điều chỉnh chế độ sinh hoạt và ăn uống hàng ngày.
     
    Ăn đủ chất
     
     
    Protein, lipid, glucid, vitamin là những chất cần thiết có trong bữa ăn. Để có được những chất này trong thực đơn hàng ngày cần có đủ thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh và hoa quả.
     
    Nhiều bệnh nhân bị đau dạ dày là do sử dụng thuốc chống đau, giảm viêm sai quy cách. Nhiều trường hợp nặng việc sử dụng thuốc sai này thậm chí còn gây chảy máu dạ dày, thủng dạ dày. Bất cứ thuốc giảm đau, giảm viêm nào mà bạn muốn dùng đều cần tham khảo ý kiến bác sỹ.
     
    Có một thói quen rất không tốt của người dân mình là mẹ hay mớm cơm cho con. Vì xoắn khuẩn H pyloen gây đau dạ dày lây từ người này sang người khác qua nước bọt, cao răng nên việc mớm cơm có thể làm cho bệnh của mẹ lây sang con hoặc ngược lại. Khuyến cáo bệnh nhân tuyệt đối không nhai cơm cho con hoặc mớm thức ăn cho bé.
     
    Ăn đúng cách
     
    Luôn ăn đúng giờ. Khoảng cách giữa bữa sáng, trưa, tối cách nhau khoảng 5 tiếng. Với thời gian đó, đảm bảo dạ dày không còn no nhưng cũng chưa đến mức quá đói. Và bữa tối nên ăn trước 7 giờ và đi ngủ vào lúc 10 giờ là tốt nhất, đảm bảo cho sức khỏe.
     
    Theo khoa học, bữa tối nên cách giờ đi ngủ ba tiếng. Trong thực đơn các bữa cơm tối thường cố gắng hạn chế các đồ rán, nướng, hun khói hay đồ biển. Và dù đói đến đâu thì bữa tối cũng không cho phép mình ăn quá nhiều.
     
    Chỉ ăn vừa chớm no. Nhiều người quan niệm ăn cay thì đỡ đau dạ dày nhưng thực tế, đồ ăn cay chỉ khiến cơn đau nặng hơn mà thôi. Ngoài ra, cũng cố gắng hạn chế mở ti vi trong bữa ăn, không vừa ăn vừa đọc sách báo và không đem những căng thẳng vào bữa ăn. Sau bữa ăn, tối thiều nửa giờ tôi mới nghĩ đến việc làm gì đó.
     

     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần