HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Kiến thức y khoa

    Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên ở trẻ

    Theo các nghiên cứu, trung bình người trưởng thành có thể bị viêm đường hô hấp trên khoảng 2-4 lần mỗi năm. Tuy nhiên, đối với trẻ em thì con số này còn cao hơn rất nhiều. Theo thống kê ghi nhận được bởi các tổ chức y tế Hoa Kỳ thì mỗi năm trẻ bị viêm đường hô hấp trên cấp tính đến 10 lần. Vậy biểu hiện của viêm đường hô hấp trên như thế nào? Và cách phòng ngừa ra sao?
     
    Những biểu hiện của viêm đường hô hấp trên cấp.
     
    Tùy theo từng lứa tuổi, theo cơ địa của từng người cũng như tùy vào tác nhân gây bệnh mà bệnh có biểu hiện và mức độ tương đối khác nhau
     
    1. Viêm mũi họng do virus
     
    Theo các bác sỹ chuyên khoa thì sau khi bị lây nhiễm 1 – 2 ngày, trẻ bắt đầu có biểu hiện của cảm lạnh với các triệu chứng thường gặp như:
    • Ngạt mũi, hắt hơi, nhảy mũi và chảy nước mũi. Ban đầu bé sẽ sổ mũi trong, sau đó nước mũi sẽ chuyển sang màu trắng đục, xanh hoặc vàng trong vòng 2 – 3 ngày.
    • Trẻ có thể biếng ăn, ăn ít, khóc khi ăn do bị đau họng, nuốt khó và nuốt vướng.
    • Ho xuất hiện sau 4- 5 ngày do họng bị kích thích và nước mũi chảy xuống họng.
    • Bên cạnh đó trẻ có thể bị sốt (thường chỉ sốt nhẹ, nhưng đôi khi có thể lên đến 39-40°C), nhức đầu, viêm kết mạc mắt (sợ ánh sáng, mắt đỏ, đau, ngứa và chảy nước mắt), hơi thở hôi, đau cơ, mệt mỏi, đau bụng, nôn ói, tiêu chảy…
     
    Khi trẻ có biểu hiện bị sốt thì nên cho trẻ đi khám ngay
     
    Thông thường các triệu chứng trên sẽ cải thiện trong vòng 7 ngày và bé sẽ nhanh chóng hồi phục.
     
    2. Viêm họng do vi khuẩn
     
    Thực ra không hề có một tiêu chuẩn chắc chắn nào để phân biệt giữa viêm họng do virus hay vi khuẩn. Tuy nhiên, khả năng viêm họng do vi khuẩn được nghĩ đến khi triệu chứng viêm mũi họng kéo dài hơn 10 ngày hay tình trạng sức khỏe bé trở nên xấu đi sau 5-7 ngày đầu.
     
    3. Viêm mũi xoang cấp
    • Biểu hiện thường tương tự với viêm mũi họng cấp nhưng triệu chứng dường như cải thiện trong vòng một tuần sau đó lại trở nên xấu đi.
    • Trẻ bị ngạt mũi, sổ mũi nhiều và kéo dài, nước mũi đục có màu vàng hoặc xanh. Tuy nhiên màu sắc của nước mũi không giúp ích nhiều cho việc chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh. Nếu tình trạng viêm mũi kéo dài trẻ có thể bị giảm hay mất khả năng nhận biết mùi.
    • Đôi khi trẻ có thể mô tả được cảm giác nặng đầu, đau sau hốc mắt, đau tức vùng mặt, đau răng….
    • Ngoài ra, trẻ còn có cảm giác rát hay khô họng do họng bị kích thích bởi dịch nhầy từ trên mũi xuống hay mũi bị ngạt mũi nhiều khiến trẻ phải thở bằng miệng.
    • Hơn nữa, trẻ còn có thể sốt, ho (ho thường vào ban ngày, kéo dài trên 10 ngày), hôi miệng, mệt mỏi…
    4. Viêm thanh thiệt cấp
    • Theo thống kê thì tỉ lệ trẻ viêm thanh thiệt ở từng quốc gia khác nhau. Trung bình cứ khoảng 100.000 trẻ sẽ có 6 -14 trẻ mắc bệnh. Độ tuổi mắc bệnh thường trong khoảng 2-7 tuổi, tập trung chủ yếu ở lứa tuổi lên ba.
    • Bệnh do vi khuẩn Hemophilus influenzae gây ra. Triệu chứng xuất hiện hết sức đột ngột, trẻ có các triệu chứng như sốt cao; hạch cổ hai bên; miệng ứ đọng nhiều nước bọt do đau họng, nuốt vướng, nuốt khó; thay đổi giọng nói hay mất tiếng; ho khan, khó thở… Bệnh diển tiến nhanh và nặng, nếu không được điều trị kịp thời trẻ có thể tử vong do nhiễm trùng, nhiễm độc và suy hô hấp.
    5. Viêm thanh quản – viêm thanh khí phế quản cấp
    • Mọi người đều có thể mắc bệnh nhưng độ tuổi thường gặp nhất là từ 6 tháng đến 6 tuổi, tập trung chủ yếu ở trẻ lên hai.
    • Sau vài ngày khởi bệnh với triệu chứng cảm lạnh hay viêm mũi họng thông thường, tình trạng sức khỏe trở nên trầm trọng hơn. Trẻ khàn tiếng hoặc mất tiếng, thở rít, khò khè, thở co lõm hõm ức, ho…
    • Trẻ thường ho khan, tiếng ho ong ỏng như chó sủa. Cơn ho có thể đột ngột xuất hiện nhiều lần, nhất là trong đêm
    • Khó thở, thở nhanh, ồn ào, co kéo cơ hô hấp phụ cũng là những dấu hiệu thường gặp. Trường hợp nặng bé có thể vã mồ hôi, tím tái, lơ mơ và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
    Chăm sóc và chữa bệnh cho bé
     
    Trong  rất nhiều trường hợp thì các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên thường giới hạn trong vòng từ 1-2 tuần. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc, theo dõi và điều trị đúng mức trẻ có thể bị các biến chứng như nghễnh ngãng, chảy mủ tai và nghe kém. Không những thế, việc chăm sóc và điều trị không đúng cách có thể khiến bé bị viêm phổi, nghẽn tắc đường thở và nhiễm trùng huyết.
    • Để nhanh chóng hồi phục, trẻ cần phải được chăm sóc và điều trị trong điều kiện thích hợp. Nên cho trẻ ăn uống bình thường khi bệnh, tránh kiêng cữ thái quá và cần cho ăn thêm bữa khi trẻ lành bệnh để bổ sung lượng dinh dưỡng còn thiếu hụt.
    • Bên cạnh dùng thuốc giảm sốt thông thường thì lau mát được xem là một biện pháp hữu hiệu giúp hạ nhiệt cho bé. Thay vì dùng nước lạnh, hãy dùm khăn nhúng nước ấm để lau người cho bé, nên tập trung lau mát ở trán, hõm nách, khuỷu tay, bẹn.
    • Dùng nước muối sinh lý (NaCl 0.9%) nhỏ mũi cho bé và làm thông mũi trước khi cho ăn và cho bú.
    • Nếu trẻ ho có thể dùng những bài thuốc an toàn dể kiếm như hoa hồng bạch chưng đường phèn, húng chanh hấp mật ong để làm dịu cơn ho.
    • Không phải tất cả các trường hợp đều cần thiết dùng kháng sinh vì vậy hãy cân nhắc khi quyết định sử dụng kháng sinh và chắc rằng bạn đã tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé uống các loại thuốc này.
    • Nếu các triệu chứng không cải thiện hoặc ngày càng xấu đi, trẻ cần phải được theo dõi kỹ và điều trị tích cực hơn. Hãy đưa con bạn đến bệnh viện ngay nếu bé có một trong các dấu hiệu như trẻ mệt hơn, thở nhanh hơn, khó thở hơn, bú kém hoặc không uống được.

    Trẻ em là đối tượng chủ yếu của căn bệnh viêm đường hô hấp cấp 

    Biện pháp phòng ngừa
     
    Việc giữ cho cơ thể của bé khỏe mạnh là mong muốn của tất cả các ông bố bà mẹ. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách làm sao cho con mình được mạnh khỏe nhất, tránh những căn bệnh đáng tiếc xảy ra mà trong trường hợp này là căn bệnh viêm đường hô hấp cấp. Dưới đây là một số cách đơn giản giúp các bà mẹ đẩy lùi căn bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ
    • Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết trở lạnh, nhất là khi đưa trẻ đi chơi ngoài trời vào buổi tối hoặc sáng sớm, ở các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.
    • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người có biểu hiện bị cúm, viêm đường hô hấp.
    • Cho trẻ uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn lấy trực tiếp từ tủ lạnh, kem, đá.
    • Tăng cường dinh dưỡng với thực đơn cân đối của các nhóm dưỡng chất (tinh bột, chất đạm, chất béo và rau củ quả).
    •  Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho trẻ. Đây là những dưỡng chất quan trọng vừa giúp trẻ phát triển hoàn thiện cả về thể chất lẫn tinh thần cũng như hệ miễn dịch cho trẻ.
    Khi bệnh xảy ra dù nặng hay nhẹ, kéo dài hay mau khỏi, có biến chứng hay không, cha mẹ vẫn nên chủ động kiểm soát bệnh cho trẻ. Nâng cao sức đề kháng cơ thể cho bản thân và cho người thân trong gia đình là yếu tố then chốt ngăn ngừa bệnh.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần