HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Các bệnh khác

    Viêm bàng quang và những điều cần biết

    Triệu chứng của viêm bàng quang
    • Rát bỏng khi tiểu
    • Thường xuyên muốn đi tiểu.
    • Đau kéo dài trên vùng xương mu, đặc biệt là sau khi tiểu
    • Nước tiểu có mùi, hoặc có máu hay mủ.
    Nếu viêm bàng quang cứ tiếp tục tấn công một cách không kiểm sóat, sẽ tiến đến đau lưng, sốt hoặc những cơn rùng mình. Điều này có nghĩa là thận đã bị nhiễm trùng, bạn phải đi khám bác sĩ ngay lập tức, nếu kéo dài sẽ gây tổn hại thận.
     
    Nguyên nhân nào gây ra viêm bàng quang
     
    Hầu hết nhiễm trùng bàng quang do bởi vi khuẩn E.coli gây ra. Vi khuẩn này sống trong ruột, nó vô hại ở ruột nhưng sẽ gây ra vấn đề khi nó đi vào niệu đạo. Việc này xảy ra trong khi quan hệ tình dục hoặc sau khi đi vệ sinh bạn lau từ sau ra trước.
     
    Một số nhiễm trùng bàng quang gây ra bởi vi khuẩn trong âm đạo đi vào niệu đạo gần đó.
     
     
    Viêm bàng quang chủ yếu xuất hiện ở nữ giới
     
    Ảnh hưởng của viêm bàng quang đến đời sống

    Sức khoẻ người bệnh bị đe dọa nghiêm trọng: Bệnh viêm bàng quang nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể xảy ra những biến nguy hiểm như

    Nhiễm trùng thận vĩnh viễn: được xem là nguyên nhân có thể làm hỏng thận. Đối tượng chịu tác động nhiều nhất là trẻ nhỏ và người cao tuổi.
     
    – Tình trạng xuất huyết bàng quang có thể xảy ra đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân.
     
    Viêm bàng quang có thể dẫn đến vô sinh
     
    – Ở nam giới, viêm bàng quang tác động đến rất nhiều các bộ phận như thận, dương vật, niệu đạo…nên nó cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt tình dục. Những hội chứng viêm nhiễm tiết niệu sẽ làm giảm "sức chiến đấu" của các cơ quan sinh sản, gây ra nhiều biến chứng khó lường, dẫn bạn đến nguy cơ hiếm muộn, vô sinh.
     
    Ngoài ra viêm bàng quang kẽ có các tác động xấu ảnh hưởng đến sức khỏe
     
    Giảm khả năng bàng quang: Viêm bàng quang kẽ có thể làm cứng các bức thành bàng quang và khả năng giảm thể tích xuống, có nghĩa là bàng quang giữ nước tiểu ít hơn.
     
    Chất lượng cuộc sống thấp hơn: Thường xuyên đi tiểu và đau có thể ảnh hưởng với các hoạt động xã hội, làm việc và các hoạt động khác của cuộc sống hàng ngày.
     
    Mối quan hệ rắc rối: Thường xuyên đi tiểu và đau có thể biến dạng các mối quan hệ cá nhân, và sự thân mật tình dục thường bị ảnh hưởng.
     
    Rối loạn cảm xúc: Những cơn đau mãn tính và giấc ngủ bị gián đoạn liên kết với viêm bàng quang kẽ có thể gây ra căng thẳng về cảm xúc và có thể dẫn đến trầm cảm. Tương tự như vậy, trầm cảm hoặc lo âu có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của viêm bàng quang kẽ.
     
    Viêm bàng quang có lây truyền không?
     
    Viêm bàng quang là một loại nhiểm trùng hệ thông tiết niệu, bệnh có thể thông qua việc quan hệ tình dục mà nhiễm bệnh, làm cho nữ giới bị mắc bệnh phụ khoa, nếu như không điều trị viêm bàng quang kịp thời thì sẽ dẫn đến nhiễm bệnh ở các bộ phận khác, như: viêm tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo, viêm túi tinh, viêm tinh hoàn v.v… lời khuyên: nên đến bệnh viện hay phòng khám để kiểm tra và chuẩn đoán bệnh lúc đó sẽ biết loại vi khuẩn nào gây bệnh, sau đó thì tiến hành điểu trị.
     
    Trong sinh hoạt thường ngày, để tránh lây truyền cho bạn tình, bệnh nhân mắc bệnh phải nhớ những điểm sau:
    • Tránh quan hệ tình dục không sạch sẽ, để tránh nhiễm bệnh viêm bàng quang trong cuộc yêu
    • Người mắc bệnh viêm bàng quang cần nghỉ ngơi nhiều, uống nhiều nước để tăng số lượng đi tiểu, giảm lượng ăn thực phẩm có chất kích thích, chú ý dinh dưỡng.
    • Luôn giữ sạch sẽ, thay quần lót, chú ý giữ sạch sẽ vùng kín, chú ý việc vệ sinh sinh hoạt tình dục.
    • Sau khi quan hệ thì phải vệ sinh sạch sẽ, phải thải hết các chất dịch trong viêm bàng quang ra ngoài để tránh để lại chất dịch trong bàng quang.

    Viêm bàng quang gây khó chịu cho người bệnh

    Những thực phẩm nên dùng cho người bị viêm bàng quang

    • Uống nước ép dâu tây, hay dâu tằm, tối thiểu 300ml mỗi lần, nếu được 3-4 lần trong ngày càng tốt. Kết quả nghiên cứu cho thấy nước ép hai loại dâu này nhờ tác dụng ngăn không cho các loại vi khuẩn sinh bệnh bám vào niêm mạc đường tiết niệu và đành theo dòng nước tiểu vào đường đào thải nên an toàn hơn các loại thuốc kháng sinh kinh điển.
    • Rau dền nấu vỏ dưa hấu. Lấy độ 100g rau dền tươi, 100g vỏ dưa hấu, 50g cỏ tranh. Rau dền rửa sạch, cắt khúc, cỏ tranh rửa sạch cắt khúc, vỏ dưa hấu rửa sạch cắt thành miếng nhỏ. Cho cả 3 nguyên liệu vào nồi cùng khoảng hơn một lít nước, nấu chín, gạn lấy nước, bỏ bã, rồi cho vào 50g đường để uống trong ngày thay cho nước khác.
    • Cháo gạo tẻ nấu vị thuốc xa tiền thảo. Dùng 50g vị thuốc xa tiền thảo rửa sạch, cắt khúc ngắn rồi cho vào một lít nước nấu lấy nước xa tiền thảo. Lấy một ít gạo tẻ loại ngon vo sạch, rồi dùng nước xa tiền thảo vừa nấu đem nấu cháo, khi cháo chín, nêm nếm gia vị và cho hành lá vào, dùng khi cháo còn nóng ấm.
    • Đậu phụ nấu rau tề thái. Rau tề thái tươi 300g (loại rau thuộc họ cải, mọc hoang nhiều ở ruộng, bờ sông), đậu phụ 30g, tinh bột gạo 20g (hoặc bột sắn) dầu vừng (mè), các gia vị. Rau tề thái rửa sạch, ngâm qua nước muối loãng 15 phút, vớt ra để ráo, cắt nhỏ. Đậu phụ xắt miếng nhỏ. Cho 1 lít nước vào nồi, đun sôi nước rồi cho rau tề thái cùng đậu phụ vào, đảo đều đun sôi 10 phút và cho tinh bột vào khuấy đều, thêm dầu vừng, nước, gia vị, dùng khi còn nóng.
    • Canh đậu xanh của cải trắng:
    Nguyên liệu: củ cải trắng 1 củ to, giá đậu xanh 30g
     
    + Cách chế biến: củ cải rửa sạch, cắt miếng, bỏ vào nồi, cho giá đậu xanh vào, thêm nước vào nấu sôi, bớt lửa nấu thêm khoảng 30 phút là được. Món này chia ra ăn hết trong ngày.
     
    + Công dụng: thanh nhiệt giải độc, lợi thủy tiêu thũng, thích hợp cho người nước tiểu đỏ vàng, tiểu nhiều lần, tiêu đau do thấp nhiệt gây ra và sốt đau đầu, miêng khô nghẹt mũi do ngoại cảm thấp nhiệt gây ra.
     
    Những thực phẩm nên tránh khi bị viêm bàng quang
    • Giảm tối đa các loại thức uống như cà-phê, cola, nước uống có ga vì kích ứng phản ứng co thắt của bàng quang khiến người bệnh tiểu rắt nhiều lần.
    • Tránh nước chanh, gia vị cay nồng như tiêu, ớt, rượu bia, sôcôla và nhất là cà chua vì đó là những yếu tố khiến tình trạng nhiễm trùng tiết niệu thêm trầm trọng.
    Phòng bệnh
    • Uống đủ nước (mỗi ngày nên uống từ 1,5 – 2 lít nước). Uống đủ nước sẽ giúp cơ thể bài tiết tốt tránh nước tiểu ứ đọng ở bàng quang, có thể hạn chế được viêm nhiễm.
    • Cố gắng đi tiểu đều đặn, tiểu hết nước tiểu trong mỗi lần đi và không được nhịn tiểu lâu vì không tiểu hết nước tiểu hoặc nhịn tiểu cũng gây ra hiện tượng ứ đọng nước tiểu ở bàng quang
    • Vệ sinh vùng hậu môn và sinh dục sạch sẽ sau khi đại tiểu tiện và sau khi quan hệ tình dục giúp loại bỏ những vi khuẩn có hại đang trú ngụ ở ngay niệu đạo. Phụ nữ có thai càng phải đặc biệt chú ý giữ vệ sinh hơn vì khi có thai có sự thay đổi ở môi trường âm đạo nên rất dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm. 
    • Tránh gây ẩm ướt hay làm tăng nhiệt độ cơ thể. Tránh mặc quần áo quá chật vì sẽ kích thích tiết mồ hôi.
    • Phụ nữ có thai cần được quản lý thai với chất lượng tốt. Tầm soát nhiễm khuẩn niệu bằng xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu.
    • Nếu mắc bệnh viêm sinh dục, niệu đạo không được tự điều trị mà cần đến khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa Tiết niệu và phải sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, cần điều trị dứt điểm vì nếu không vi khuẩn sẽ kháng thuốc và bệnh sẽ tái phát, không để bệnh trở thành mãn tính hoặc mầm bệnh lây lan đến bàng quang và đường niệu trên.

     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội