HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Kiến thức y khoa

    Những bệnh thường gặp vào mùa đông

    Bệnh tim mạch

    Khi thời tiết thay đổi lạnh quá sẽ tăng nguy cơ suy tim một cách đáng kể. Một nghiên cứu ở Anh cho biết, mỗi khi mùa đông tới thì cơn suy tim tăng cao hơn so với mùa hè tới 50%.
     
    Ở người trung niên, khi nhiệt độ giảm 10 độ thì nguy cơ tăng 13%. Khi trời lạnh, nhiệt độ giảm thì huyết áp tăng lên từ 12 – 18mmHg, với người khỏe mạnh thì không sao, nhưng với người đã bị tăng huyết áp thì số tăng này là đáng kể. Khi nhiệt độ giảm cũng làm máu đặc hơn vì các thành phần của máu như tiểu cầu, hồng huyết cầu, fi brinogen, cholesterol tăng lên, khi đó sự hình thành cục máu đông dễ xảy ra làm tăng nguy cơ nghẹt mạch máu ở tim (nhồi máu cơ tim), não (tai biến mạch máu não) và phổi (thuyên tắc mạch phổi). Bệnh nhân bị bệnh động mạch vành thường hay bị chứng đau thắt tim khi tiếp xúc với thời tiết lạnh và dễ đưa tới cơn suy tim khi gắng sức.
     
     
    Mỗi khi mùa đông thì số người bị mắc bệnh tim mạch nhiều hơn
     
    Bệnh hô hấp
     
    Với những bệnh nhân hen suyễn, họ đều có kinh nghiệm nhất định khi thời tiết đổi lạnh. Cơn lạnh làm khí quản của họ co thắt, sự lưu thông của không khí bị trở ngại và cơn suyễn dễ xảy ra hơn, khó thở nhiều hơn, nhất là khi gió thổi mạnh. Ở các vùng có sương mù dày đặc thì các cơn viêm phế quản cũng trầm trọng hơn. Bác sĩ chuyên khoa dị ứng Majed Koleilat cũng nhận thấy người bị suyễn thường gặp nhiều rủi ro hơn mỗi khi trời lạnh, gió mạnh, áp suất không khí lên cao.
     
    Hen phế quản: phế quản của người bị hen rất nhạy cảm với mọi kích thích gây bệnh. Kích thích đó có thể là các dị nguyên từ bên ngoài như: phấn hoa, hóa chất, bụi sinh vật, nấm, mốc, vi khuẩn, bụi vô cơ… hay có nguồn gốc nội tại trong cơ thể người bệnh: các nội tiết tố, những thay đổi của môi trường bên trong cơ thể… Phòng tránh bệnh chủ yếu là phải loại trừ được các yếu tố gây bệnh như: tránh lạnh, tránh bụi bặm, ký sinh vật, nấm mốc, phấn hoa… Điều trị bệnh phải nhanh, có hiệu quả, cắt được cơn hen trong thời gian ngắn nhất, không để cơn hen phát triển thành ác tính.
     
     
    Mùa đông là kiểu thời tiết "lý tưởng" cho căn bệnh về đường hô hấp hoành hành
     
    Viêm phổi: yếu tố gây bệnh là S.pneumoniae, mycoplasma pneumoniae, các virus hô hấp, chlamydia pneumoniae, H. influenza, trực khuẩn Gram (-) ái khí, tụ cầu vàng và các loại khác. Bệnh viêm phổi rất nguy hiểm đối với người cao tuổi và trẻ nhỏ vì sức đề kháng cũng như khả năng chịu lạnh kém. Việc phòng viêm phổi vì thế rất quan trọng. Ngoài giữ ấm, tránh lạnh, tránh ẩm, tránh gió lùa… nếu thấy có các triệu chứng như: ho nhiều, sốt cao kéo dài, khó thở… bệnh nhân cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
     
    Đợt cấp của tâm phế mạn: tâm phế mạn là bệnh tim do bệnh phổi mạn tính gây ra. Bệnh thường đột ngột trở nặng trong mùa lạnh. Tuy là bệnh tim nhưng do nguyên nhân phổi nên muốn khỏi bệnh cần điều trị chủ yếu về phổi, điều trị nhiễm khuẩn phổi. Bệnh tâm phế mạn sau vài đợt cấp sẽ đi đến tử vong, do vậy, việc phòng chống không để xảy ra đợt cấp của tâm phế mạn mùa lạnh là vấn đề sống còn đối với người bệnh.
     
    Ho ra máu: ho ra máu chịu ảnh hưởng rất nhiều của yếu tố thời tiết. Trong 3 yếu tố: độ ẩm, khí áp, nhiệt độ thì sự thay đổi về nhiệt độ và khí áp ảnh hưởng đến ho ra máu rõ rệt nhất. Phòng chống bệnh này chỉ có cách duy nhất là giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng mũi, họng.
     
    Bệnh nhức nửa đầu Migraine
     
    Nghiên cứu của Trung tâm điều trị nhức đầu ở Stanforf, Connecticutt, Mỹ cho biết: 51% bệnh nhân bị nhức đầu khi thời tiết thay đổi; 62% cảm thấy là có nhức đầu khi quá lạnh, quá khô hoặc quá ẩm ướt.
     
    Bị cước
     
    Vào những ngày mùa đông, bạn thường rất khó chịu vì tê cứng và đau đớn khi bị cước. Hiện tượng cước có thể xảy ra ở tay, chân, má, mặt, mũi, cằm, trán, tai, cổ tay..
     
    Để phòng ngừa: khi ra ngoài bạn cần biết cách bảo vệ  mình bằng cách mặc quần áo ấm, đeo găng tay, đội mũ, đi  tất, giày và nên ngâm chân vào nước ấm mỗi buổi tối.
     
    Nếu bạn bị cước lâu ngày, kéo dài không nên tự tìm cách khắc phục, mà hãy tới gặp các bác sĩ chuyên khoa để được điều trị đúng hướng.
     
    Lưu ý không nên xoa bóp mạnh và nhiều lên những vùng da bị cước, sẽ gây nên những ảnh hưởng không tốt tới các tế bào da. Càng không nên dùng đá để chườm với hy vọng làm giảm vùng sưng phù do cước gây nên, việc đó sẽ làm cho tình hình ngày càng trở nên xấu hơn.
     
     
    Chân bị cước là nỗi ám ảnh vào mùa đông
     
    Bệnh đau nhức xương khớp
     
    Nhiều bệnh nhân viêm xương khớp nói là họ thường cảm thấy cơn đau mỗi khi thời tiết thay đổi, hoặc có thể tiên đoán thời tiết sẽ ra sao khi đau nhức xương khớp. Ðây là những người mẫn cảm với mưa, lạnh hoặc thay đổi thời tiết. Một số nghiên cứu cho biết: 70% dân chúng có kinh nghiệm tương tự, nhất là ở giới phụ nữ.
     
    BS. Terrence Starz, Giám đốc Trung tâm viêm khớp, Đại học Pittsburgh khuyên, vào mùa đông nên giữ thân thể ấm áp, tránh công việc quá sức ngoài trời lạnh.
     
    Bệnh gút: gút là bệnh chủ yếu ở nam giới trên 30 tuổi, sống tại thành thị. Tuy bệnh gút là do ăn uống thừa chất, nhưng tiết trời lạnh, ẩm sẽ làm các khớp đau nhức hơn.
     
    Đối với các bệnh viêm khớp, khi trời lạnh, điều cần làm đầu tiên chính là giữ ấm cơ thể, đặc biệt là chân tay. Hạn chế ra ngoài khi trời quá lạnh, mưa phùn. Những người bị bệnh gút cần phải kiêng hoàn toàn rượu, bia và hạn chế các món ăn giàu đạm, giàu chất béo.
     
     
    Đau nhức xương khớp vào mùa đông là chứng bệnh vô cùng phổ biến
     
    Dị ứng lạnh
     
    Khi gặp thời tiết lạnh, nhiều người bị dị ứng ngứa khắp da. Nguyên nhân là do khi tiếp xúc với lạnh, kích thích cơ thể sản xuất ra nhiều chất histamin và các hóa chất hệ thống miễn dịch khác vào da gây mẩn đỏ, ngứa…
     
    Lạnh cóng
     
    Tổn thương gây ra do lạnh giá. Lạnh cóng làm mất cảm giác tạm thời hay vĩnh viễn ở bộ phận bị thương tổn. Vị trí thường gặp là mũi, tai, má, cằm, ngón tay, ngón chân là những nơi hay bị lạnh cóng nhiều nhất. Nguy cơ lạnh cóng tăng lên nếu máu bị cản trở hoặc không mặc quần áo đủ ấm khi trời giá lạnh. Thương tổn do lạnh giá có thể ở ngoài da hoặc nằm sâu trong tế bào dưới da. Khi nông thì da hơi đau, tái, cứng trong khi đó tế bào bên dưới lại mềm. Chứng lạnh cóng cũng là một trường hợp cấp cứu, cần được cấp cứu tại bệnh viện.
     
    Cảm lạnh
     
    Có hơn 100 loại vi rút là thủ phạm gây nên chứng cảm lạnh, theo thống kê, chứng cảm lạnh là chứng bệnh thường gặp nhiều nhất trên thế giới. Vào những ngày mùa đông, trời lạnh giá, nhiệt độ xuống thấp sẽ khiến cho bạn càng dễ mắc chứng cảm lạnh hơn bao giờ hết.
     
    Khi mắc cảm lạnh bạn sẽ bị đau họng, chảy nước mũi, khó thở, tiết nhiều nước mắt, đau các khớp, sốt, nghẹt mũi và ho. Cách hữu hiệu nhất để "trị" chứng cảm lạnh và giảm cảm giác đau đớn là bạn cần tránh vận động khi không cần thiết, dành thời gian để nghỉ ngơi, bổ sung đủ lượng nước cơ thể cần, đặc biệt là nên uống thêm các loại nước quả.
     
    Hiện trên thế giới vẫn chưa có bất cứ loại vắc-xin nào có thể giúp bạn loại trừ nguy cơ mắc chứng cảm lạnh và kháng sinh thì hoàn toàn vô dụng trong trường hợp này.  
     
    Vì vậy trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày bạn nên  chú ý  bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý đến việc duy trì độ ẩm trong phòng, không khí khô hanh thiếu đi độ ẩm cần thiết là điều kiện thuận lợi cho các loại vi rút gây cảm lạnh hoạt động và tấn công bạn.
     
    Chú ý không nên sờ vào mắt, mũi, miệng khi tay chưa sạch. Đây là lưu ý rất quan trọng vì nó sẽ giúp hạn chế tối đa sự xâm nhập của các loại vi rút có hại.
     
     
    Mùa đông, thời tiết lạnh giá nên cảm lạnh là căn bệnh dễ mắc phải nhất
     
    Trầm cảm
     
    Một rủi ro của mùa đông, tuy không hiểm nghèo nhưng cũng làm trạng thái tinh thần của nhiều người trầm xuống, đó là “nỗi buồn mùa đông” (Blues Winter). Thông thường tâm trạng trầm buồn này xảy ra vào cùng một thời gian hàng năm, từ đầu tháng 10 tới tháng 3, trầm trọng nhất là vào tháng giêng, tháng 2. Đây là thời gian mà ngày ngắn, đêm dài. Lý giải cho hiện tượng này, người ta cho rằng trong thời tiết giá lạnh, chất serotonin trong não bộ thấp, mà ít serotonin là lý do khiến con người trầm buồn. Người mang “nỗi buồn mùa đông” có tất cả các triệu chứng của bệnh trầm cảm. Điều trị bệnh thường dùng ánh sáng nhân tạo với các ngọn đèn đặc biệt.
     
    Bệnh da
     
    Trời lạnh cũng là điều kiện thuận lợi cho các bệnh ngoài da, đặc biệt là các bệnh như: mề đay, chàm, nứt gót chân… phát triển. Mề đay thường phát triển nhiều hơn khi từ môi trường có gió lạnh vào trong phòng ấm áp hơn. Một số người còn kèm theo triệu chứng nhức đầu, hạ huyết áp, tím tái, phù thanh quản… Để tránh tình trạng trên, những người có cơ địa dị ứng và hay nổi mề đay nên tránh ra ngoài lúc trời lạnh và nên mặc quần áo ấm. Nên uống các thuốc kháng histamin khi mới chớm có dấu hiệu mề đay để giảm và cắt cơn ngứa, vì khi mề đay đã nổi thì các thuốc kháng histamin không có tác dụng.
     
    Chàm khô, hay còn gọi là bệnh ngứa do lạnh, là hậu quả của trời lạnh và độ ẩm ở trong phòng gia tăng khiến da bị giảm tiết mồ hôi và chất bã. Chất sừng của da bị mất nước khiến da trở nên khô hơn, đóng ít vảy. Da bị nứt kèm theo triệu chứng ngứa từ lâm râm đến dữ dội, làm cho da bị trầy xước, thậm chí còn gây ra những chấm xuất huyết dưới da. Những người bị chàm khô nên uống nhiều nước, tránh tắm nước nóng, dùng loại sữa tắm có chất làm ẩm da và không có chất làm thơm.
     
    Bôi kem làm ẩm da ngay sau khi tắm và nếu nặng thì uống thuốc chống dị ứng hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ.
      
     
    Da khô và nứt nẻ gây khó chịu vào mỗi mùa đông
     
    Cúm
     
    Cúm tuy không phải là loại bệnh quá nguy hiểm, tuy nhiên, đối với phụ nữ đang mang thai, cúm có thể gây nên dị tật thai nhi.
     
    Bạn sẽ có những biểu hiện rõ ràng bị mắc cúm sau 3 ngày bị vi rút cúm xâm nhập vào cơ thể.
     
    Các biểu hiện của bệnh cúm: sốt, ho, đau họng, ớn lạnh, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau tay, chân, lưng và các khớp. Khi bị cúm nặng các biểu hiện của bệnh không dừng ở đó mà có thể sẽ là nôn mửa, tiêu chảy, co cơ bụng.
     
    Cúm là chứng bệnh rất dễ lây nhiễm, khi đã  bị  mắc cúm bạn cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, bổ sung đủ lượng nước cơ thể, có thể sử dụng thuốc giảm đau, tuy nhiên bạn không nên tự ý dùng thuốc mà hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
     
    Một điều bạn cần đặc biệt lưu ý khi điều trị chứng bệnh cúm là không sử dụng thuốc kháng sinh vì thuốc kháng sinh chỉ có khả năng ứng phó với các loại vi khuẩn và hoàn toàn bất lực đối với các chứng bệnh do vi rút là thủ phạm gây nên.
     
    Ngoài ra, trong chế độ ăn uống bạn cũng nên bổ sung thêm tỏi vào các món ăn. Tỏi là một trong những cây thuốc lâu đời nhất, và nó có rất nhiều tác dụng chống lại bệnh tim, thiếu máu và chữa cảm cúm. Bạn nên ăn tỏi sống hơn là đã chế biến kỹ hay đã ngâm dấm.
     
     

     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương