HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Kiến thức y khoa

    Đường không phải lúc nào cũng có lợi

    Ảnh hưởng đến tim

    Một nghiên cứu Y khoa được Hiệp hội Tim Mạch Mỹ công bố vào năm 2013 đã đưa ra bằng chứng thuyết phục rằng đường có thể gây ảnh hưởng đến cơ chế bơm của tim và có thể làm tăng nguy cơ gây suy tim. Các kết quả đã xác định chính xác một phân tử từ đường (cũng như từ tinh bột) được gọi là chất chuyển hóa Glucose 6-phosphate (G6P) chính là thủ phạm gây ra áp lực dẫn đến suy tim, làm thay đổi các protein trong tim và khiến khả năng bơm máu đến tim giảm mạnh. Trong đó các nhà khoa học cũng nhấn mạnh, khoảng một nửa số người được chẩn đoán suy tim đã chết trong vòng 1 năm. 
     
     
    Làm tăng tỷ lệ béo phì
     
    Theo thống kê của các nhà khoa học, tỷ lệ béo phì ở tuổi vị thành niên đã tăng gấp 3 lần trong 30 năm qua và tỷ lệ trẻ em bị béo phì cũng đã tăng  gấp đôi. Một yếu tố gây ra béo phì ở trẻ em chính là sự tích lũy chất béo trong cơ thể. Ở Anh, các nhà khoa học đã nhận định, nguyên nhân chủ yếu gây béo phì ở trẻ em chính là sự gia tăng đồ uống có chứa đường fructose dạng lỏng. Những loại đường này không những gây nên tình trạng béo phì mà còn gây ảnh hưởng đến gan, tim mạch, tiểu đường…Do đó, vừa qua, Anh đã công bố 15 loại đồ uống có hại cho sức khỏe nhất, trong đó chủ yếu có chứa loại đường này. 
     
    Đường chính là kẻ giết người thầm lặng
     
    Đường có thể nói là “đối thủ cạnh tranh” với căn bệnh cao huyết áp bởi những nguy hiểm tiềm tàng bên trong nó. Vào năm 2008, các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện ra rằng, việc tiêu thụ fructose dư thừa có liên quan mật thiết đến sự gia tăng tình trạng kháng leptin. 
     
    Leptin được biết đến là loại hormone do các tế bào mỡ của cơ thể bài tiết ra, khi cơ thể càng béo thì hormone này sản sinh càng nhiều. Thông thường, chức năng của loại hormone này là phát tín hiệu cho não biết cơ thể khi nào thì no và dừng lại; ngoài ra nó còn làm tăng mức tiêu hao năng lượng của cơ thể. Vấn đề là chúng ta thường bỏ qua các tín hiệu của não. Hay đơn giản hơn, đó chính là những người béo phì thì có hàm lượng hormone nói trên cao, nhưng nó lại “chây lỳ” và không chịu "làm việc" hiện tượng này gọi là tình trạng kháng insulin. Đây cũng là điều giải thích hiện tượng tại sao người ta ăn quá nhiều nhưng đốt cháy calo lại quá ít và cuối cùng là làm tăng béo phì. Fructose là một trong những thủ phạm làm tăng hiện tượng kháng insulin. Do không có những tín hiệu cảnh báo như thế, nên đường được xem là “kẻ” giết người thầm lặng nhất.
     
     
    Gia tăng bệnh ung thư
     
    Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thật khó để nói về đường mà không nói về insulin bởi nhiệm vụ chính của insulin là đưa đường glucose từ dòng máu đến tế bào để sản xuất ra năng lượng. Tuy nhiên, khi ăn quá nhiều đường, thì tế bào lại chống lại hiệu ứng của insulin, khiến insulin không hoạt động khiến cơ thể “nổi dậy”. Một nghiên cứu được triển khai trong năm 2013 đã phát hiện ra rằng, các chất trong đường ruột gây ra sự hình thành của một hormone gọi là GIP (điều khiển bởi một loại protein được gọi là β-catenin – đó hoàn toàn phụ thuộc vào lượng đường tiêu thụ) làm tăng insulin được phát hành từ tuyến tụy của cơ thể.
     
    Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng β-catenin trong thực tế có ảnh hưởng đến các tế bào nhạy cảm với sự hình thành của bệnh ung thư. Nghiên cứu sâu hơn,các nhà khoa học đã phát hiện ra mối liên hệ giữa việc tiêu thụ đường đối với các bệnh nhân ung thư vú và ung thư ruột kết.
     
    Đường có thể gây nghiện
     
    Theo các chuyên gia, cũng giống như rượu và thuốc lá, đường cũng có ảnh hưởng đến hệ thần kinh và nên được bổ sung vào danh mục các chất gây nghiện cần được “kiểm soát chặt chẽ”. Một nghiên cứu gần đây của 579 cá nhân cho thấy, họ đã có những thay đổi di truyền trong một hormone gọi là ghrelin tiêu thụ nhiều đường (và rượu) hơn so với những người không có biến thể gen. Ghrelin là một loại hormone truyền đến não cho biết bạn đang đói. 
     
    Các số liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh của Hoa Kỳ (CDC) cho biết đàn ông Mỹ trung bình tiêu thụ 335 calo từ đường mỗi ngày hoặc 13% lượng calo được đề xuất hàng ngày. Còn ở phụ nữ, tỷ lệ đó là 11%. Tuy nhiên, lượng đường ấy chỉ cung cấp năng lượng nhưng không có giá trị dinh dưỡng.
     
    Ảnh hưởng đến gan, gây nên tình trạng gan nhiễm mỡ
     
    Vào năm 2012, tạp chí Nature đã đưa ra ý kiến cho rằng, đường cũng nên được hạn chế và cảnh báo như đối việc hạn chế và cảnh báo rượu. Các tác giả nghiên cứu đã cho thấy rằng, fructose và glucose dư thừa có thể có những tác động gây hại cho gan giống như sự trao đổi chất của ethanol có trong rượu. Khi ăn đường, fructose sẽ đi thẳng vào gan. Một khi glycogen thấp, ví dụ sau khi chạy hay luyện tập thể thao thì fructose sẽ được dùng thay thế. Tuy nhiên, phần lớn người ta lại không ăn đường fructose. Sau khi lao động hay vận động, trong gan lúc nào cũng quá thừa glycogen, vì vậy khi điều này xảy ra thì gan sẽ chuyển hóa fructose thành mỡ. Một lượng nhỏ mỡ được đốt cháy nhưng còn một lượng không nhỏ tích lại trong gan và lâu ngày phát sinh bệnh gan nhiễm mỡ.
     
    Gây lão hóa nhanh
     
    Một nghiên cứu đã được tiến hành trong năm 2009 cho thấy mối quan hệ tích cực giữa việc tiêu thụ glucose và sự lão hóa của tế bào của chúng ta. Theo các chuyên gia nghiên cứu, một phần lượng đường bạn hấp thụ sau khi vào trong máu cũng trở thành protein. Những phân tử mới này sẽ góp phần làm mất đi tính đàn hồi của các mô đang bị lão hoá, từ da cho đến các bộ phận và động mạch. Càng nhiều lượng đường lưu thông trong máu thì càng đẩy nhanh quá trình lão hoá.
     
     
    Giảm tuổi thọ
     
    Một nghiên cứu trong năm 2013 ước tính rằng 180.000 ca tử vong trên toàn thế giới có thể là do việc tiêu thụ đồ uống có đường. Trong đó, Hoa Kỳ chiếm 25.000 trường hợp tử vong trong năm 2010. Các tác giả của nhóm nghiên cứu cho rằng, những ca tử vong chủ yếu là do việc kết hợp đồ uống có đường với các căn bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh tim và ung thư.
     
    Có hại cho não bộ
     
    Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Y UCLA (Mỹ), nếu tiêu thụ một lượng lớn fructose có thể ảnh hưởng và làm chậm quá trình hoạt động của não, đồng thời cản trở bộ nhớ khiến não của bạn trở nên chậm chạm hơn. 
     

    DMCA.com

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương