HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Huyết áp - tim mạch

    Nguyên nhân và triệu chứng của huyết áp thấp

    Huyết áp thấp đôi khi còn được xem là “sát thủ giấu mặt” của sức khỏe. Bởi nếu không được điều trị kịp thời, huyết áp thấp có thể dẫn đến những cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim…và gây nguy hiểm đến tính mạng.

    Huyết áp thấp còn được gọi là tụt huyết áp. Đối với nhiều người, huyết áp thấp có thể gây ra các triệu chứng như chóng mặt và ngất xỉu. Trong trường hợp nặng, huyết áp thấp có thể đe dọa đến tính mạng.

    Triệu chứng của huyết áp thấp

    Bệnh huyết áp thấp

    Đối với một số người, huyết áp thấp có thể báo hiệu một số vấn đề cơ bản, đặc biệt là khi huyết áp tụt đột ngột sẽ kèm theo một số triệu chứng như:

    • Chóng mặt hoặc hoa mắt
    • Ngất xỉu
    • Thiếu tập trung
    • Mờ mắt
    • Buồn nôn
    • Da nhợt nhạt và lạnh
    • Thở nhanh
    • Mệt mỏi
    • Trầm cảm
    • Khát nước

    Nguyên nhân gây huyết áp thấp

    Huyết áp tâm thu: là trị số huyết áp cao nhất đo được và đại diện cho áp lực tại động mạch khi tim co bóp và bơm máu vào tuần hoàn, còn gọi là huyết áp tối đa.

    Huyết áp tâm trương: là mức huyết áp thấp nhất trong mạch máu và xảy ra giữa các lần tim co bóp, khi cơ tim được thả lỏng.

    Theo các chuyên gia, trong số ít các trường hợp, huyết áp thấp có thể là dấu hiệu của rối loạn chức năng vỏ não của trung khu thần kinh vận mạch, thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng.

    Một số nguyên nhân sau có thể gây ra huyết áp thấp:

    Mang thai

    Vì hệ thống tuần hoàn của phụ nữ mở rộng nhanh chóng khi mang thai nên huyết áp có thể giảm. Trong 24 tuần đầu của thai kỳ, huyết áp tâm thu thường giảm từ 5-10mm Hg và huyết áp tâm trương tăng từ 10-15mm Hg. Và huyết áp sẽ trở lại bình thường sau khi sinh con xong.

    Vấn đề về tim

    Một số bệnh tim có thể dẫn đến huyết áp thấp bao gồm nhịp tim thấp, vấn đề về van tim, đau tim và suy tim. Những điều kiện này có thể gây ra huyết áp thấp vì chúng ngăn chặn việc lưu thông đủ lượng máu cho cơ thể.

    Vấn đề nội tiết

    Tuyên giáp (hypothyroidism) hay tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp) có thể gây ra huyết áp thấp. Ngoài ra các điều kiện khác, chẳng hạn như suy thượng thận (bệnh Addison), lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết) và trong một số trường hợp bệnh tiểu đường cũng có thể gây ra huyết áp thấp.

    Mất nước

    Khi bạn bị mất nước sẽ gây ra hiện tượng chóng mặt và mệt mỏi. Theo các chuyên gia, sốt, nôn, tiêu chảy nặng, lạm dụng thuốc lợi tiểu hay tập thể dục vất vả đều có thể dẫn đến hiện tượng mất nước.

    Nghiêm trọng hơn là shock giảm thể tích, một biến chứng của mất nước đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của người bệnh. Hiện tượng này xảy ra khi lượng máu thấp gây giảm huyết áp đột ngột và làm giảm lượng oxy đến các mô. Nếu không được điều trị kịp thời, shock giảm thể tích nghiêm trọng có thể gây tử vong trong vài phút hoặc vài giờ.

    Huyết áp thấp gây ảnh hưởng đến đời sống của người bệnh

    Mất máu

    Mất máu từ một chấn thương lớn hoặc chảy máu bên trong làm giảm lượng máu trong cơ thể có thể dẫn đến huyết áp tụt đột ngột.

    Nhiễm trùng nặng (nhiễm trùng huyết)

    Nhiễm trùng huyết có thể xảy ra khi các vi sinh vật xâm nhập vào máu gây ra tình trạng nhiễm trùng. Nếu không được phát hiện kịp thời có thể gây nên hiện tượng sốc nhiễm trùng ảnh hưởng nghiêm trọng đến huyết áp.

    Phản ứng dị ứng nghiêm trọng (phản vệ)

    Sốc phản vệ là một phản ứng nghiêm trọng và có khả năng đe dọa tính mạng. Nguyên nhân phổ biến của sốc phản vệ bao gồm thực phẩm, thuốc men, nọc độc của côn trùng và mủ cao su. Sốc phản vệ có thể gây khó thở, nổi mề đay, ngứa, cổ họng bị sưng và giảm huyết áp.

    Thiếu chất dinh dưỡng

    Thiếu vitamin B-12 và folate có thể gây thiếu máu, dẫn đến huyết áp thấp.

    Một số loại thuốc

    Một số loại thuốc cũng có thể gây ra huyết áp thấp như:

    • Thuốc lợi tiểu
    • Thuốc chẹn alpha
    • Thuốc chẹn beta
    • Thuốc cho bệnh nhân Parkison
    • Một số loại thuốc chống trầm cảm

    Các loại huyết áp thấp

    Bệnh huyết áp thấp được chia làm 3 loại:

    Huyết áp thấp nguyên phát: là loại huyết áp liên quan đến thể chất gầy còm, thường gặp nhiều ở nữ trong độ tuổi từ 20-40 tuổi và có xu hướng di truyền.

    Huyết áp thấp thứ phát: thường xuất hiện do một số bệnh mạn tính như gây thiếu máu, thiếu chất dinh dưỡng kéo dài như viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng mạn, lao, suy giáp…

    Tụt huyết áp tư thế: khi ngồi dậy hoặc đứng lên đột ngột, bệnh nhân sẽ cảm thấy choáng váng, mặt mày xa xẩm, nhức đầu, mất thăng bằng, có khi bị ngã…

    Yếu tố nguy cơ

    Điều trị huyết áp thấp

    Huyết áp thấp có thể xảy ra ở bất kỳ ai và bất kỳ độ tuổi nào.

    Tuổi: huyết áp thấp sau khi ăn thường xảy ra ở những người lớn trên 65 tuổi. Hạ huyết áp qua trung gian thần kinh chủ yếu ảnh hưởng đến những người trẻ tuổi, và có vẻ như nguyên nhân là do “sự hiểu lầm” giữa tim và não.

    Thuốc: Những người dùng một số loại thuốc nhất định như thuốc cao huyết áp, thuốc chẹn alpha…có thể dẫn đến huyết áp thấp.

    Một số bệnh: Những người mắc một số bệnh như bệnh tiểu đường, bệnh parkison và một số bệnh tim có nguy cơ bị huyết áp thấp.

    Điều trị và phòng tránh huyết áp thấp

    Tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe và các loại huyết áp thấp, mà việc điều trị huyết áp thấp có thể sử dụng những cách dưới đây.

    Sử dụng nhiều muối hơn

    Các chuyên gia thường khuyên chúng ta nên hạn chế lượng muối trong bữa ăn hàng ngày bởi vì natri có thể làm tăng huyết áp. Tuy nhiên, đối với những người bị huyết áp thấp thì việc bổ sung thêm muối có thể là một việc tốt. Nhưng chúng ta cũng cần phải lưu ý, natri dư thừa có thể dẫn đến suy tim, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Vì thế, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi thêm nhiều muối vào khẩu phần ăn nhé.

    Uống nhiều nước hơn

    Theo các chuyên gia, những người bị huyết áp thấp nên uống nhiều nước để bù vào lượng nước đã mất, đồng thời giúp ngăn ngừa cơ thể khô nước và nâng cao huyết áp.

    Chú ý hơn về tư thế

    Theo khuyến cáo của các bác sĩ, những người huyết áp thấp hay bị hoa mắt, chóng mặt khi thay đổi tư thế, vì thế khi ngồi dậy phải từ từ. Nằm ngủ nên để đầu thấp và chân cao.

    Chế độ ăn uống và sinh hoạt

    Nên sinh hoạt điều độ và ăn uống có nhiều chất dinh dưỡng, nên ăn mặn hơn người bình thường; uống các loại nước có tác dụng nâng huyết áp như trà sâm, trà gừng, trà đặc, cà phê. Bệnh nhân cũng phải rèn luyện thân thể đều đặn, tốt nhất nên tập bơi, đi bộ, tập dưỡng sinh và thái cực quyền.

    Nên ăn thành nhiều bữa trong ngày và hạn chế các loại thực phẩm giàu carbohydrate như khoai tây, gạo, mỳ ống và bánh mỳ.

     Dược sĩ Hưng


    Tra-tang-huyet-ap-An-Binh

    TRÀ AN BÌNH – MANG LẠI CUỘC SỐNG BÌNH AN

    Xem chi tiết sản phẩm tại đây.

     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần