HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Tin nổi bật

    Trẻ bị táo bón

    Táo bón ở trẻ em thường không nghiêm trọng, nhưng nó có thể làm giảm chất lượng sống của trẻ, gây nên các vấn để về cảm xúc và tạo nên áp lực trong gia đình. May mắn thay, hầu hết các trường hợp táo bón ở trẻ em là tạm thời và bố mẹ hoàn toàn có thể tự chữa trị cho bé trong các trường hợp táo bón vừa phải. Tuy nhiên, trẻ mắc táo bón kinh niên có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác.

    VẬY TÁO BÓN LÀ GÌ – TRIỆU CHỨNG , NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP CHỮA TRỊ CHỨNG TÁO BÓN Ở TRẺ EM

    I. Định nghĩa táo bón : 

    Táo bón là tình trạng trẻ đi tiêu ít thường xuyên hơn bình thường, khi đi tiêu, phân có khuynh hướng khô , cứng, khiến trẻ khó đại tiện và bị đau.

    Thế nào là đại tiện bình thường? Bình thường các bé trong độ tuổi 1 – 4 sẽ đại tiện từ 1 – 2 lần/ngày. Tuy nhiên, cũng có những bé đi cầu 3 lần/ngày, ngược lại có trẻ đi cầu không theo ngày nào cả. Tất cả đều bình thường.  Đối với những trẻ có sức khỏe tốt, bé có thể 3 ngày mới đi cầu một lần. Kích thước và lượng chất thải của các bé cũng rất khác nhau, phụ thuộc vào những gì trẻ ăn uống hằng ngày.

    II. Các triệu chứng khi trẻ bị táo bón

    Bạn có thể nghĩ đến vấn đề táo bón khi bé có các hiện tượng sau

    Không đi tiêu trong nhiều ngày (Số lần đi đại tiện giảm hơn bình thường)

    Bé đi đại tiện rất khó khăn

    Khi đại tiện có cảm giác đau. Mẹ có thể cảm nhận qua hành động ngại đi cầu, ngồi nhón chân của trẻ.

    Phân của bé rất cứng và khô, vón cục lại.

    Bé bị đau bụng.

    Bé muốn nôn.

    Có dấu vết của phân lỏng hoặc giống như đất sét trong đồ lót của trẻ em, một dấu hiệu cho thấy phân được sao lưu trong trực tràng.

    Có thể xuất hiện màu đỏ máu tươi trên bề mặt của phân cứng.

    Bé ăn kém.

    Các hành vi của bé hay thay đổi.

    Có thể nhận thấy dấu hiệu con bị táo bón khi thấy con đi dạng hai chân, ghì mông, xoắn cơ thể trên sàn nhà hoặc gương mặt tỏ ra khó chịu.

    Bạn nên đưa con đến bác sĩ nếu táo bón kéo dài lâu hơn hai tuần hoặc táo bón kèm theo cá triệu chứng:

    • Sốt.
    • Ói mửa.
    • Có máu trong phân.
    • Giảm trọng lượng .
    • Đau và xuất hiện vết nứt hậu môn
    • Sa trực tràng.

    III. Nguyên nhân dẫn đến táo bón ở trẻ

    Trẻ bị táo bón

    Trẻ bị táo bón dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác

    Táo bón thường xảy ra khi chất thải hoặc phân di chuyển quá chậm qua đường tiêu hóa, khiến chúng trở nên cứng và khô. Các yếu tố có thể dẫn tới táo bón ở trẻ em bao gồm:

    Chế độ dinh dưỡng :

    Chế độ dinh dưỡng của bé không đủ lượng nước và chất xơ là nguyên nhân phổ biến nhất.

    Táo bón ở trẻ nhỏ liên quan nhiều hơn đến sữa, chế độ ăn của mẹ trong giai đoạn cho con bú và rối loạn nhu động ruột.

    Đối với một số trẻ em, uống quá nhiều sữa và không đủ nước có thể dẫn đến táo bón.

    Sự thay đổi trong chế độ ăn uống  cũng có thể gây ra táo bón hoặc chế độ ăn uống do bệnh tật có thể có tác dụng tương tự.

    Chứng táo bón đôi khi xảy ra khi một đứa trẻ sơ sinh chuyển từ bú mẹ sang uống sữa bò hoặc sữa công thức.

    Thuốc và bệnh tật

    Nếu mẹ sử dụng thuốc gây giảm tiết (thuốc ho, sổ mũi, chống dị ứng, uống cà phê hay trà nhiều…), bé cũng có thể bị bón theo.

    Trẻ phải dùng kháng sinh sớm dễ bị rối loạn khuẩn ruột và gây ra táo bón, tiêu chảy xen kẽ.

    Việc điều trị bằng thuốc men thường không gây ra chứng táo bón ở trẻ nhỏ (dù có thể gây táo bón cho người lớn) nhưng đôi khi một số loại siro ho , một số thuốc kháng acid, thuốc chống trầm cảm và một số loại thuốc khác có thể gây ra táo bón.

    Nứt hậu môn là một nguyên nhân phổ biến khác. Vết nứt hậu môn là vết rạn trên da ở bờ hậu môn và điều này làm cho việc đi cầu gây ra đau đớn và trở thành cực hình khiến bé sợ và khoongn dám đi tiêu, điều này càng khiến chứng táo bón nặng hơn.

    Thường thì chứng táo bón xuất hiện sau khi trẻ trải qua một thời gian viêm nhiễm, không khỏe. Trong khi bị ốm, bé thường không uống đủ lượng nước cần thiết khiến chất thải trở nên rắn và rất khó di chuyển. Những chất thải này sẽ gây xước hậu môn và là nguyên nhân gây ra bệnh nứt hậu môn.

    Bé bị rối loạn tiêu hóa, chẳng hạn như tiêu chảy cũng khiến hệ tiêu hóa còn non của trẻ mất cân bằng và không thể tự kiểm soát, kết quả là dẫn tới chứng táo bón. Đây có thể là do trẻ lo lắng sợ ị ra quần.

    Dị ứng với sữa bò thường được chẩn đoán trong hầu hết các trường hợp rối loạn đường ruột ở trẻ nhỏ. Với một số trẻ, nó có thể gây ra hiện tượng táo bón. Nếu ai đó trong gia đình từng hen suyễn hoặc chàm bội nhiễm thì cũng có thể nghĩ tới nguyên nhân dị ứng sữa.

    Cảm xúc của bé :

    Nỗi sợ giáo viên hoặc sợ nhà vệ sinh bẩn cũng góp phần dẫn tới chứng táo bón.

    Rối loạn cảm xúc cũng được xem là một nguyên nhân nếu bé sống trong bầu không khí gia đình thường xuyên căng thẳng.

    Bé nhịn đi tiêu : Việc nhịn đi tiêu lâu dẫn đến tình trạng phân mất nước khiến phân trở nên khô cứng

    Vì sợ nhà vệ sinh hoặc không muốn gián đoạn cuộc chơi.

    Một số bé nhịn đi tiêu khi đang ở xa nhà vì không thoải mái khi dùng nhà vệ sinh công cộng.

    Đi tiêu gây ra đau đớn bởi phân lớn, phân cứng cũng có thể dẫn đến tình trạng bé sợ đi tiêu.

    Nếu bắt ép bé đi tiêu quá sớm, bé có thể nổi loạn và nhịn đi tiêu luân.

    Thay đổi trong thói quen sinh hoạt. Bất kỳ thay đổi nào  trong thói quen, chẳng hạn như du lịch, thời tiết nóng hoặc căng thẳng có thể ảnh hưởng đến chức năng đường ruột.

    Lịch sử gia đình. Các yếu tố di truyền hay môi trường có thể làm cho một đứa trẻ nhiều khả năng táo bón.

    Các yếu tố khác 

    Trẻ suy dinh dưỡng dễ bị táo bón hơn vì thiếu lượng chất xơ trong khẩu phần ăn. Nhu động ruột của những bé này cũng kém hơn.

    Ngoài ra, táo bón phổ biến ở các bé trai hơn bé gái.

    IV. Các biến chứng của táo bón ở trẻ nhỏ

    Táo bón nếu không điều trị tốt có thể gây biến chứng phức tạp như: Dãn đại tràng, sa trực tràng, sa tử cung (dạ con), trĩ… Ở trẻ em, táo bón kéo dài gây chán ăn, chậm lên cân, thậm chí gây tình trạng đau bụng kéo dài hoặc nôn trớ, chậm lớn…

    Ở trẻ táo bón thường xảy ra một vòng luẩn quẩn: khi trẻ bón, phân to, cứng thường làm trẻ rất đau ở hậu môn, đôi khi gây nứt hậu môn và chảy máu mỗi khi đi tiêu. Điều này làm trẻ sợ đi tiêu và cố nhịn đi tiêu đến khi còn có thể nhịn được. Trẻ bị táo bón đôi khi có những hành động rất đặc trưng: nhảy cò cò, ngồi xổm hay đứng bắt chéo 2 chân lại để cố nhịn đi tiêu. Phân ứ lại trong ruột già càng lâu sẽ càng mất nước nên khô hơn. Và trẻ lại càng táo bón…

    Phân ở lâu trong trực tràng là nguồn kích thích gây nên những rối loạn thần kinh: trẻ trở nên cáu kỉnh, mệt mỏi, biếng ăn, bồn chồn, mất tập trung.

    Vi trùng tích tụ lại sinh ra những độc tố vào máu gây nhiễm độc thần kinh, làm trẻ dễ nhiễm khuẩn hơn.

    Phân ứ đọng ở trực tràng làm cản trở tuần hoàn máu, lâu ngày dễ gây trĩ, sa trực tràng, nứt hậu môn.

    V. Giúp trẻ bị táo bón như thế nào?

    Cần trao đổi với bác sĩ về tình trạng của bé nếu con bạn chưa được 1 tuổi.

    Nếu bé trên 1 tuổi, bạn có thể thử một trong các cách sau:

    – Khuyến khích trẻ uống thật nhiều nước nhưng không nên uống nước ngọt và nước có ga bởi vì chúng sẽ làm hỏng men răng : nước trắng, nước hoa quả pha loãng và sữa (ở một số trẻ, uống quá nhiều sữa cũng có thể gây tác dụng ngược, làm cho tình trạng táo bón nặng thêm). Nước mận, lê và táo chứa rất nhiều đường sorbitol, đặc biệt tốt cho đường ruột của bé.

    – Với trẻ sống ở vùng ôn đới, lượng nước cần uống mỗi ngày là 1,5l/trẻ 4 – 6 tuổi và 2l/trẻ từ 7 tuổi trở lên. Tất nhiên, trẻ sống ở vùng khí hậu nhiệt đới cần uống nhiều nước hơn.

    – Tăng lượng chất xơ trong chế độ dinh dưỡng. Điều này dường như rất khó thực hiện bởi một khảo sát cho thấy 29 – 48% trẻ em bị táo bón là do “ăn uống cầu kỳ” và 47% có hiện tượng ăn kém ngon miệng.

    Ăn uống là yếu tố quan trọng để cải thiện tình trạng táo bón.

    767115

    Ăn uống được xem là yếu tố quan trọng giúp cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ

    Hãy giải thích với trẻ rằng bạn cần phải thay đổi chế độ dinh dưỡng để bé dễ đi cầu hơn nhưng không nên tạo ra quá nhiều sự khác biệt với chế độ ăn của cả nhà. Tốt nhất là cả gia đình cùng ăn những thực phẩm đó và cố gắng ăn 5 loại rau quả/ngày.

    Đừng vội hạn chế sữa trong chế độ dinh dưỡng trẻ mà không trao đổi trước với bác sĩ bởi nó có thể dẫn tới việc thiếu hụt dinh dưỡng. Khoảng 50% trẻ em bị dị ứng với sữa bò và cũng thường dị ứng luôn với các protein trong đậu nành. Vì thế việc chuyển từ sữa bò sang sữa đậu nành chưa hẳn đã là giải pháp tốt.

    Ăn sáng sớm. Đối với nhiều trẻ, bữa sáng có tác dụng kích thích nhu động ruột. Nếu ăn sáng sớm, trẻ sẽ có nhiều thời gian để dành cho việc đi cầu sau đó ngay tại nhà thay vì đến trường (bởi nhiều trẻ rất ngại đi cầu ở trường).

    Nên cho trẻ ngồi ghế ị riêng thay vì ngồi bồn cầu người lớn bởi vì ngồi thẳng, 2 chân chạm đất sẽ giúp trẻ đi cầu dễ dàng hơn.

    Đừng cho trẻ uống thuốc nhuận tràng nếu không có chỉ định của bác sĩ. Vì các thuốc tân dược nhuận tràng dễ dẫn tới thủng ruột , gây độc cho gan và thận.

    Đối với trẻ em, có một giải pháp an toàn, ít tác dụng phụ và giúp hỗ trợ giải quyết tận gốc của vấn đề táo bón một cách bền vững là dùng sản phẩm có bổ sung chất xơ innulin – là loại chất xơ hòa tan chiết xuất từ thiên nhiên và dùng men tiêu hóa sống.

    – Chất xơ có tác dụng làm cho phân được liên kết với nhau, làm mềm phân, đồng thời là nơi mà các vi sinh vật có lợi (men tiêu hóa sống) làm tổ và sinh sống.

    – Men tiêu hóa sống: Là các chủng vi sinh vật có lợi cộng sinh tại ruột non. Trong quá trình cộng sinh tại ruột non sẽ sản sinh ra các Enzim giúp cho thức ăn được tiêu hóa, đồng thời nó cạnh tranh môi trường sống của vi sinh vật có hại, giúp cơ thể chống lại và đào thải các vi sinh vật có hại, làm cho hệ tiêu hóa được khỏe mạnh.

    Dược sỹ Như


    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang