HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Kiến thức y khoa

    Phân biệt các triệu chứng đau bụng ở trẻ

     Việc nhận biết các biểu hiện đặc trưng của từng bệnh lý sẽ giúp cha mẹ có được cách xử trí thích hợp, đảm bảo an toàn cho trẻ. Hầu hết các trường hợp, nó thường không gây nguy hiểm, nhưng bệnh này cần được quan tâm đặc biệt cho đến khi chữa hết hoàn toàn.

    I. NGUYÊN NHÂN

    – Ðau bụng là biểu hiện của tình trạng đau bụng cấp, tuy hiếm gặp nhưng đòi hỏi cha mẹ phải cảnh giác và đưa bé đến bệnh viện ngay khi có một trong các triệu chứng nghi ngờ.

    –  Bé đau bụng do tiêu chảy có thể tự điều trị ở nhà nếu người chăm sóc nắm vững cách thức xử trí tiêu chảy.

    –  Ðau bụng mạn tính (tức đau bụng xuất hiện đã nhiều lần, tái đi tái lại khó chẩn đoán ra căn nguyên), nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm giun đũa. Mức độ đau không nhiều cũng như không ảnh hưởng đáng kể đối với sức khỏe của bé.

    –  Ðau bụng mới xuất hiện vài ngày có nguyên nhân thường gặp nhất là nhiễm trùng. Phụ huynh có thể yên tâm rằng đau bụng sẽ được điều trị dứt khi bé hết nhiễm trùng.

    Trẻ bị đau bụng

    Cần nhận biết biểu hiện đặc trưng của từng bệnh sinh lý

    II. TRIỆU CHỨNG

    • Ðau bụng dữ dội.
    • Ðau bụng khiến bé không dám cử động.
    • Ðau bụng có kèm ói mửa, chất ói có màu xanh rêu hoặc nâu, đen.
    • Bé có những biểu hiện như bụng cứng, bụng đau khi sờ đến và có đề kháng (cơ thành bụng co lại, cản trở tay người ấn bụng không thể ấn sâu).
    • Bé đau bụng cộng với toàn trạng có vẻ rất bệnh hoạn, sức khỏe toàn thân suy sụp nhanh chóng, lừ đừ hoặc kích thích, hốt hoảng.

    III. CÁCH PHÒNG TRÁNH

    • Tránh sử dụng thuốc không theo đơn và hướng dẫn của bác sĩ.
    • Cần tinh lọc hóa nước nguồn nước bị ô nhiễm và sử dụng nước sạch.
    • Đừng ép trẻ ăn khi mà trẻ không thấy ngon miệng.
    • Cho trẻ uống thuốc điều trị và diệt trừ giun, sán định kì.
    • Đảm bảo điều kiện vệ sinh tại nhà và nơi sinh hoạt.
    • Để tránh bị táo bón, hãy tạo và duy trì thói quen đi toilet ở các bé
    • Tránh ép trẻ ăn nhiều quá để đảm bảo bé tiêu hóa tốt và khỏe mạnh.
    • Tránh cho trẻ sử dụng nhiều kẹo kem và nước uống có gas.
    • Quan tâm đến vấn đề căng thẳng của trẻ trong học hành và cuộc sống.

    IV. ĐIỀU TRỊ

    • Trẻ cần được nghỉ ngơi và đặt các túi chườm nóng trên vùng bụng để giảm đau.
    • Cho trẻ uống nước đều đặn từng hớp và tránh cho ăn một lúc.
    • Cho trẻ đi toilet để trẻ có thể thải ra được sẽ giảm đau cho trẻ.
    • Tránh dùng thuốc điều trị, trừ những trường hợp gay go bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách điều trị hợp lí.
    • Cho trẻ uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ trong trường hợp cơn đau đi kèm với sốt cao.
    • Tránh dùng các thực phẩm khó tiêu và nhiều mỡ có thể làm tệ hại hơn tình trạng của trẻ.
    • Sữa hay các sản phẩm hàng ngày có thể tránh trong một lúc để giảm đau. Đừng quá lo lắng trẻ sẽ bị đói, điều quan trọng là phải để trẻ giảm đau trước đã.
    • Rượu gừng, nước gừng, tráng miệng gelatin có thể có hiệu quả nhằm giúp trẻ cảm thấy đỡ hơn.
    • Đồng thời cũng nên điều trị và cho bé uống thuốc tẩy giun, sán.
    • Tránh sử dụng nước bị ô nhiễm vì có thể gây nên các vấn đề nghiêm trọng bao gồm cả cơn đau

    V. MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG VÀ GIẢI PHÁP CỤ THỂ

    1. Đau bụng có sưng ở bụng

    Nguyên nhân: Ăn quá nhiều hoặc đầy hơi

    Giải pháp: Dùng một miếng gạc (hoặc khăn) thấm nước ấm, vắt khô, đắp lên bụng trẻ hoặc xoa nhẹ vùng bụng đang đau. Trẻ trên 2 tuổi có thể uống thuốc tiêu hóa để bớt ợ nóng. Bạn cần nhớ phải chọn đúng loại thuốc dành cho trẻ em theo hướng dẫn của bác sĩ.

    2. Đau và đại tiện khó

    Nguyên nhân: Táo bón.

    Giải pháp: Nước mận hoặc nước lê ép pha loãng có tác dụng làm mềm phân. Bổ sung thêm chất xơ trong khẩu phần của bé.

    3. Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, sốt, ớn lạnh

    Nguyên nhân: Viêm dạ dày

    Giải pháp: Cho trẻ uống thật nhiều nước và ăn những thực phẩm lỏng, có nước như súp.

    4. Nôn, đau bụng sau khi ăn một sản phẩm từ sữa

    Nguyên nhân: Có thể do bất dung nạp lactose.

    Giải pháp: Đưa bé đi khám. Sữa và phômai không chứa lactose (lactose-free) có thể được bác sĩ chuyên khoa chỉ định cho bé. Hoặc bác sĩ có thể cho bé dùng viên Lactaid trước khi ăn bất kỳ một sản phẩm nào từ sữa.

    5.  Đầy bụng, mửa, tiêu chảy và thường xuyên sốt.

    Nguyên nhân: Ngộ độc thực phẩm

    Giải pháp: Cũng cho trẻ uống nhiều nước để tránh mất nước và nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện nếu các triệu chứng không đỡ.

    trẻ đau bụng

    Chẩn đoán đau bụng ở trẻ là một việc khó ngay cả với bác sĩ. 

    6. Những cơn đau bụng không giải thích được mặc dù trẻ vẫn khỏe mạnh bình thường

    Nguyên nhân: Do sttress

    Giải pháp: Hãy tìm hiểu và giải quyết vấn đề khiến con bạn bị căng thẳng như: thời khóa biểu học tập quá nặng nề. Bạn cũng có thể tham khảo thêm sự tư vấn của bác sĩ tâm lý.

    7. Đau dữ dội xung quanh rốn hay vùng bụng bên phải

    Nguyên nhân: Có thể là viêm ruột thừa

    Giải pháp: Đưa trẻ ngay đến trung tâm y tế hoặc phòng khám nhi khoa có uy tín để được khám chữa kịp thời.

    8. Đau bụng kèm theo viêm họng và sốt

    Nguyên nhân: Nhiễm trùng họng (gây ra bởi vi khuẩn liên cầu)

    Giải pháp: Đưa trẻ đi khám bác sĩ Nhi khoa, bởi trong nhiều trường hợp cần dùng đến thuốc kháng sinh.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương