HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Kiến thức y khoa

    Chứng chuột rút (Vọp bẻ)

    Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Tuy mọi bắp thịt đều có thể bị chuột rút, nhưng bệnh hay xảy ra ở cẳng chân, đùi, bàn tay, bàn chân và cơ bụng. Chuột rút sẽ gây nguy hiểm nếu bạn đang bơi dưới nước, ngồi gần bếp lửa, khi đang lái xe.

    Chứng bệnh này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng có khuynh hướng gia tăng theo tuổi. Ở người bình thường đôi khi cũng gặp chuột rút. Tuy nhiên nếu tái phát nhiều lần thì bạn nên đi khám vì tiềm ẩn một bệnh nào đó.

    1. Nguyên nhân bị chuột rút

    Mặc dù chứng chuột rút thường gặp nhưng nguyên nhân chính xác gây ra chưa biết rõ. Đa số trường hợp không phải do bệnh. Các nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh này có thể là:

    – Tập luyện hoặc lao động chân tay quá mức

    – Đứng hoặc ngồi quá lâu, ngủ nằm tư thế chân không đúng

    – Thiếu chất khoáng trong máu như kali, canxi, manhê

    – Uống nước không đủ dẫn đến cơ thể bị thiếu nước

    – Có thai

    – Ngộ độc chì

    – Do thuốc như: ngừa thai, lợi tiểu, hạ mỡ máu nhóm statin và clofibrate, chống trầm cảm, hạ huyết áp nifedipine, chống viêm dạ dày cimetidine, giãn phế quản salbutamol, terbutaline…

    – Do bệnh lý tuyến giáp, thiếu máu, đái tháo đường, Parkinson, bệnh mạch máu hai chân, xơ gan, bệnh thần kinh, người có bàn chân phẳng…

    chuột rút

    Trong nhiều trường hợp, chuột rút có thể gây nguy hiểm đến tính mạng

    2. Triệu chứng

    Mỗi khi chuột rút xảy ra thường có đặc điểm:

    – Chân bị chuột rút rất đau, kéo dài từ vài giây đến vài phút.

    – Sờ chỗ đau thấy cơ bị co cứng thành một cục.

    – Chân bị đau không thể cử động được trong khoảng thời gian này.

    Trong đa số trường hợp chuột rút là lành tính và là triệu chứng đơn độc. Nếu chuột rút đi kèm các triệu chứng khác như uống nhiều tiểu nhiều, mệt mỏi, sợ lạnh, tăng cân, da xanh xao, nhợt nhạt, đau chân khi đi bộ đoạn ngắn… là dấu hiệu của một bệnh nào đó cần đi khám.

    3. Cách xử lý và phòng ngừa chuột rút

    Cách xử lý khi bị chuột rút

    Đang vận động bất ngờ bị chuột rút sẽ rất đau bắp thịt, khiến phải dừng lại ngay không cử động được nữa. Muốn khỏi đau nhanh chóng cần thực hiện các thao tác sau đây: dừng vận động, cố gắng thả chùng chi bị bệnh để thư giãn bắp thịt đang bị co rút. Nhẹ nhàng xoa bóp bắp cơ, nếu có dầu nóng thì thoa dầu lên vùng da của bắp thịt đang bị co rút rồi xoa bóp nhẹ nhàng. Nếu chuột rút ở cẳng chân, bạn nên nhẹ nhàng vươn duỗi cơ theo chiều đối ngược: kéo đầu ngón chân và bàn chân lên cao hướng về đầu gối.

    Khi bị chuột rút bắp đùi, cần nhờ người khác kéo thẳng chân ra, một tay nâng cao gót chân, tay kia đồng thời ấn đầu gối xuống. Trường hợp chuột rút cơ xương sườn, bạn phải hít thở sâu để thư giãn cơ hoành đồng thời xoa bóp nhẹ các bắp thịt xung quanh lồng ngực. Uống nước trà đường nóng, cà phê pha ngọt, nước oresol, nước cam, nước chanh… Sau khi đã qua cơn đau, về nhà bạn có thể tắm nước nóng để thư giãn bắp thịt. Bạn nên đi giày vừa chân, gót giày không quá cao.

    Có thể dùng một số loại thuốc thuốc điều trị chuột rút như: vitamin E, thuốc thư giãn cơ… Bình thường chuột rút không kéo dài và không gây nguy hiểm. Nhưng nếu chuột rút xảy ra khi đang lái xe, điều khiển máy móc, đang bơi dưới nước… thì có thể gây tai nạn, chết đuối. Nếu thỉnh thoảng bạn mới bị chuột rút thì không đáng ngại. Nhưng nếu bạn thường xuyên bị chuột rút, hoặc bị chuột rút gây đau đớn, thì cần đi khám bệnh, xét nghiệm để được chẩn đoán và điều trị đúng bệnh gây ra chuột rút.

    Phòng ngừa chuột rút

    chuotrut_benhvn

    Các hướng dẫn sau đây giúp giảm chứng chuột rút vào ban đêm:

    – Uống đủ nước trong ngày.

    – Giới hạn hoặc tránh uống nhiều rượu bia và cà phê vì có tác dụng lợi niệu làm cơ thể mất nhiều nước.

    – Ăn uống cân bằng, bảo đảm đầy đủ canxi, kali, manhê.

    – Tập xe đạp tại chỗ hoặc tập kéo căng cơ bắp chân vài phút trước khi ngủ.

    – Nếu bạn đang dùng thuốc để chữa bệnh và bị chuột rút, hãy thông báo với bác sĩ điều trị xem có phải nguyên nhân do thuốc.

    – Khi thực hiện các hướng dẫn trên mà chuột rút vẫn xảy ra, bạn cần được kê toa thuốc để điều trị chứng bệnh này.

    Cần đến gặp bác sỹ để khám ngay nếu

    – Chuột rút nặng và kéo dài.

    – Bị chuột rút sau khi tiếp xúc nguồn độc, ví dụ chì.

    – Mất ngủ làm ảnh hưởng công việc hằng ngày.

    – Thấy cơ teo hoặc yếu.

    Chuột rút có thể điều trị khỏi

    Khi đã bị chuột rút, bạn hoàn toàn có thể được điều trị khỏi bệnh chuột rút bằng các phương pháp đơn giản sau đây:

    – Dùng thực phẩm chức năng để tăng cường nguyên tố vi lượng (magê, kali,…) để giảm đau.

    – Đi chân đất trên nền đất lạnh (nền đá hoa,…)

    – Tắm nước lạnh, dùng vòi hoa sen phun nước lạnh từ dưới bắp chân lên phía trên. Cuối cùng, dùng nước nóng để tắm giúp thư giãn cơ.

    – Với những người hay bị chuột rút, khi đi ngủ nên đặt 1 chiếc gối nhỏ dưới bắp chân và bàn chân. Tư thế ngủ này giúp tăng cường lưu thông mạch máu về đêm, và do đó giúp hạn chế bị chuột ruốt.

    – Khi đi ngủ, hãy làm động tác như bạn đang đạp xe đạp.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội