HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Còi xương - suy dinh dưỡng

    Làm sao để biết trẻ bị suy dinh dưỡng?

    Trẻ bị suy dinh dưỡng thường có tầm vóc thấp bé hơn những trẻ bình thường, dễ mắc bệnh và kém linh hoạt. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng mà ba mẹ không hề hay biết. Theo GS.TS. Lê Thị Hợp – Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam, hiện nay 2,2 triệu trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi. Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ bị suy dinh dưỡng? Và có cách nào để nhận biết hay không?

    Nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng

    Suy dinh dưỡng trẻ em là tình trạng mắc phải khi mức cung ứng các chất dinh dưỡng thiếu so với nhu cầu sinh lý của trẻ. Những nguyên nhân thường gặp của suy dinh dưỡng là:

    – Cha mẹ thiếu kiến thức nuôi con: Trẻ không được bú sữa mẹ, cho ăn dặm không đúng cách, không biết cách lựa chọn thực phẩm phù hợp với trẻ, cho trẻ ăn quá ít lần trong ngày, kiêng khem quá đáng khi trẻ bệnh. Chế biến thức ăn không hợp khẩu vị và lứa tuổi của trẻ.

    – Trẻ lười ăn có nhiều lý do như: Thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn. Khi bị bệnh trẻ thường biếng ăn, những kháng sinh được dùng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn vừa có tác động diệt vi khuẩn gây bệnh, vừa diệt bớt các vi khuẩn thường trú có lợi cho cơ thể tại đường ruột làm giảm quá trình lên men thức ăn, dẫn đến biếng ăn và kém hấp thu.

    – Cách chăm sóc trẻ không phù hợp (quá căng thẳng dẫn đến biếng ăn tâm lý).

    – Trẻ em sinh ra trong các gia đình nghèo, không có đủ thực phẩm để ăn.

    – Trẻ bị nhiễm ký sinh trùng như giun, sán,…

    – Một số nguyên nhân khác ít gặp hơn: Trẻ hoạt động quá nhiều, hoặc sống trong môi trường quá nóng, quá lạnh, làm tiêu hao năng lượng nhiều; hoặc trẻ bị bệnh nặng có nhu cầu các dưỡng chất cao mà không được cung cấp tăng cường.

    Trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi

    Làm sao để biết trẻ bị suy dinh dưỡng?

    Các dấu hiệu thường gặp khác ở trẻ suy dinh dưỡng là buồn bực, hay quấy khóc, ít vui chơi, kém linh hoạt. Các bắp thịt tay chân mềm nhão, bụng to dần. Trẻ chậm phát triển vận động: chậm biết lẫy, ngồi, bò, đi đứng.

    Để xác định trẻ có suy dinh dưỡng hay không, ngoài việc quan sát các dấu hiệu trên, cha mẹ còn có thể dựa vào các chỉ số chuẩn để so sánh với con mình. Cách thứ nhất là dựa vào cân nặng theo tuổi. Khi trẻ mới sinh nặng cỡ 3 kg, sau 5 tháng tăng gấp đôi, 12 tháng tăng gấp ba; sau đó mỗi năm tăng thêm 2 kg. Khi bé 6 tuổi thì cân nặng phải là 20 kg. Nếu ở vùng xa không có cân, có thể đo vòng cánh tay trẻ 1-5 tuổi. Trẻ bình thường 14-15 cm; nếu dưới 13 cm là suy dinh dưỡng.

    Cách thứ hai là dựa vào chiều cao theo tuổi. Khi mới sinh trẻ dài 50 cm, 6 tháng dài 65 cm, 12 tháng: 75 cm, 2 tuổi: 85 cm, 3 tuổi: 95 cm, 4 tuổi: 100 cm. Sau đó, mỗi năm chiều cao tăng thêm 5 cm, khi bé 8 tuổi phải cao 120 cm.

    Trẻ dễ bị suy dinh dưỡng nhất trong khoảng thời gian từ 6 đến 24 tháng tuổi. Đây là thời kỳ các em bé có nhu cầu dinh dưỡng cao, đang tập thích ứng với môi trường và rất nhạy cảm với bệnh tật; nhất là những trẻ không được bú sữa mẹ, sinh nhẹ cân hoặc sinh đa thai. Những cháu ở gia đình đông con, điều kiện vệ sinh kém hoặc đang mắc các bệnh nhiễm khuẩn (như sởi, tiêu chảy hay viêm đường hô hấp) cũng dễ bị suy dinh dưỡng.

    Thông thường các bà mẹ cho rằng trẻ nhỏ cần ăn ít. Họ không nắm được trẻ cần ăn bao nhiêu trong ngày chứ không phải không có khả năng cung cấp đầy đủ. Trung bình trẻ cần ăn 4 -5 bát cháo đậu hoặc cơm nát mỗi ngày. Nhiều gia đình cho rằng trẻ đã lớn, ăn theo người lớn 2-3 bữa là đủ. Thực ra dung tích dạ dày của trẻ có hạn nên ngoài ba bữa với gia đình, trẻ cần được ăn thêm 2-3 bữa phụ như sữa, cháo, chè, chuối… Các bà mẹ cũng đừng nghĩ rằng trẻ cần ăn cơm sớm để cứng cáp, vì sau hai tuổi trẻ mới có đủ răng sữa để nhai tốt.

    Trẻ biếng ăn thường được mẹ cho dứt sữa để ăn khá hơn. Đây là một sai lầm vì các trẻ này sau khi bị dứt sữa càng bị suy dinh dưỡng nặng hơn vì mất đi 300-400 ml sữa mỗi ngày trong khi vẫn biếng ăn.

    suy dinh dưỡng ở trẻ

    Ðể phát hiện sớm những biểu hiện này, cha mẹ cần: 

    – Theo dõi sát chế độ ăn của trẻ: xem trẻ có ăn hết suất và đủ bữa không.

    – Quan sát da, cơ, răng, tóc của trẻ xem có những thay đổi như trên đã trình bày.

    – Quan sát sự phát triển vận động của trẻ xem có bình thường (lật, ngồi, đứng chựng, đi… có đúng với lứa tuổi).

    – Thường xuyên đưa trẻ đến cơ quan y tế để cân, đo chiều cao mỗi 1-2 tháng, điều này giúp phát hiện nhanh chóng tình trạng chậm tăng cân, chậm tăng chiều cao của trẻ.

    – Xem trẻ có thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm trùng không.
    Việc điều trị đúng nguyên nhân và tích cực ngay từ đầu sẽ giúp trẻ hồi phục nhanh, bắt kịp đà tăn trưởng với các trẻ cùng lứa tuổi.

    Làm gì khi trẻ bị suy dinh dưỡng?

    Theo tiêu chuẩn cân nặng/tuổi người ta chia suy dinh dưỡng làm 3 độ:

    – Suy dinh dưỡng độ I: Trọng lượng còn 90% so với tuổi.

    – Suy dinh dưỡng độ II: Trọng lượng còn 75% so với tuổi.

    – Suy dinh dưỡng độ III: Trọng lượng còn dưới 60% so với tuổi.

    Khi trẻ suy dinh dưỡng, cha mẹ có thể điều trị cho con bằng chế độ ăn uống và chăm sóc.

    Trẻ lười ăn biếng ăn

    Nếu trẻ suy dinh dưỡng nhẹ (độ I, II): Có thể chăm sóc tại nhà:

    Cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu, bất cứ lúc nào kể cả ban đêm, nếu mẹ thiếu hoặc mất sữa cần bổ sung các loại sữa bột công thức theo tháng tuổi, hoặc dùng sữa đậu nành (đậu tương).Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên cho trẻ ăn bổ sung theo tháng tuổi, đảm bảo đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: đạm, béo, bột đường, vitamin và khoáng chất nhưng số bữa ăn phải tăng lên, thức ăn phải nấu kỹ, nấu xong ăn ngay.

    Tăng đậm độ năng lượng của bữa ăn bằng cách cho tăng thêm men tiêu hóa trong các hạt nảy mầm để làm lỏng thức ăn và tăng độ nhiệt lượng của thức ăn. Cụ thể là: có thể dùng giá đậu xanh để làm lỏng thức ăn cho trẻ, tức là có thể tăng lượng bột khô lên 2 – 3 lần mà độ lỏng của bột không thay đổi. Cứ 10g bột cho 10g giá đậu xanh giã nhỏ lọc lấy nước.

    Với trẻ suy dinh dưỡng nặng (độ III): Cho ăn nhiều bữa trong ngày; tăng dần calo; dùng sữa cao năng lượng theo chỉ định và tư vấn trực tiếp của bác sĩ.

    Trẻ cần được ăn bổ sung theo các chế độ ăn giống như trẻ bình thường. Số lượng một bữa có thể ít hơn nhưng số bữa ăn nhiều hơn trẻ bình thường. Những trẻ có suy dinh dưỡng nặng kèm theo tiêu chảy hoặc viêm phổi phải đưa vào điều trị tại bệnh viện.

    Suy dinh dưỡng

    Suy dinh dưỡng dẫn đến biến chứng gì?

    Suy dinh dưỡng là nguyên nhân làm tăng tỉ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi; là điều kiện thuận lợi để các bệnh lý hô hấp, bệnh ho, tiêu chảy… xảy ra và kéo dài, bệnh lý làm cho trẻ ăn uống kém, nhu cầu năng lượng gia tăng và vì vậy suy dinh dưỡng ngày càng trở nên nặng nề hơn, ảnh hưởng đến phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.

    Trẻ bị suy dinh dưỡng cũng thường chậm chạp lờ đờ vì vậy giao tiếp xã hội thường kém, kéo theo sự giảm học hỏi, tiếp thu.

    Dược sĩ Hưng


    CanxiKing giúp trẻ phát triển chiều cao tuyệt đối

    CANXI kING – LỚN CÙNG TRẺ EM

    Xem chi tiết sản phẩm tại đây

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội