HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Kiến thức y khoa

    Mùa hè, đề phòng bé bị tiêu chảy cấp!

    Tiêu chảy là một trong những bệnh về đường tiêu hóa thường hay gặp nhất ở trẻ em, đặc biệt là vào mùa hè. Nếu bệnh chuyển sang giai đoạn tiêu chảy cấp, nó rất dễ lây lan ,sẽ có nguy cơ gây suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ nhỏ nếu không được chăm sóc và điều trị đúng.

    Tiêu chảy ở trẻ nhỏ

    Tại sao tiêu chảy cấp lại nguy hiểm cho trẻ?
    Tiêu chảy cấp hay gặp ở mọi lứa tuổi nhưng trên 80% trong số đó xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Khi trẻ đi đại tiện phân lỏng hơn bình thường, phân nước có máu hoặc phân nhầy, mỗi ngày trên 3 lần là bé đã bị tiêu chảy. Nếu diễn ra khoảng từ 5 – 7 ngày đó là bệnh tiêu chảy cấp. Nếu xảy ra trên 2 tuần là tiêu chảy mãn tính.
    Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, khuôn mặt bé sẽ trở nên xanh xao, đầy bụng khó tiêu, ăn kém hoặc bỏ ăn, nôn kéo theo đó đổ mồ hôi lạnh. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến người trẻ nhanh chóng bị mất nước, suy tuần hoàn, truỵ tim mạch và gây tử vong nhanh nếu không được điều trị kịp thời.

    Nguyên nhân gây tiêu chảy trong mùa hè là gì?
    Mùa hè, nhiệt độ cao khiến thực phẩm hay bị lên men và bị các loại vi khuẩn, nấm làm ôi thiu và hỏng. Thời tiết nắng nóng tạo điều kiện cho ruồi, nhặng, muỗi, chuột, gián, kiến… sinh sôi nảy nở nên càng dễ lây lan các mầm bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là tiêu chảy cấp.
    Các vi khuẩn có hại xâm nhập vào đường ruột, nếu chúng mạnh hơn hoặc sức đề kháng cơ thể của chúng ta kém, chúng sẽ lấn át các vi khuẩn có lợi và tiết ra độc tố gây nên tiêu chảy. Nếu không được điều trị kịp thời và hợp lý, trẻ sẽ bị “mất nước”, có thể dẫn đến tử vong. Nhiều công trình nghiên cứu về bệnh tiêu chảy đã chứng minh có tới trên 70% số tử vong là do mất nhiều nước. Còn lại hầu hết do các nguyên nhân nhiễm độc, viêm phổi…
    Ngoài ra, bệnh tiêu chảy cấp cũng làm rối loạn các chất khoáng trong cơ thể con người, khiến cho trẻ mệt mỏi, bỏ ăn, làm nguy cơ bị suy dinh dưỡng theo đó cũng tăng cao. Cơ thể yếu không đủ sức chống lại dịch bệnh càng làm cho tiêu chảy diễn biến phức tạp, ngày càng khó kiểm soát.
    Phòng và trị tiêu chảy cấp thế nào?

    – Vệ sinh môi trường đầu tiên là việc khống chế sự phát triển ruồi, nhặng, gián, chuột, muỗi… Muốn hạn chế cần thu gom tất cả các chất thải bỏ, xử lý rác hợp vệ sinh, cấm đi tiểu tiện, đại tiện bừa bãi. Việc hạn chế sự phát triển ruồi, nhặng, chuột sẽ đóng góp phần lớn vào việc ngăn chặn sự phát tán dịch bệnh.

    Công tác vệ sinh môi trường không cho các loại ruồi, nhặng phát triển bằng cách thu gom rác thải, chất thải bỏ ở các nhà hàng ăn uống chợ, đường phố, tập thể, hộ gia đình cần thường xuyên và đúng yêu cầu vệ sinh.

    Xử lý phân, chất thải của người lành và người bệnh chặt chẽ, với phân chất nôn của người bệnh tiêu chảy dùng Cloramin B, vôi bột để sát khuẩn, đảm bảo không có mầm bệnh đưa vào môi trường.

    Chế độ ăn uống khi bé bị tiêu chảy cấp

    – Đảm bảo vệ sinh và an toàn nguồn nước sạch vô cùng rất quan trọng. Tại khu vực có nguồn nước máy cung cấp không được chủ quan và cần có biện pháp sát chặt chẽ để bảo đảm tuyệt đối mầm bệnh xâm nhập qua ruồi nhặng, chuột các loại côn trùng, động vật truyền vào.

    Không đổ chất thải, nước giặt, nước rửa đồ dùng của bệnh nhân hay vứt bỏ súc vật chết, rác xuống ao, hồ, sông.
    – Vệ sinh cá nhân việc phòng tiêu chảy cần lưu ý cho người dân ý thức vệ sinh sau khi đi vệ sinh, hay giúp người bệnh vệ sinh chất thải: Phải rửa tay bằng nước sạch và xà phòng sau khi đi vệ sinh và trước khi chế biến thức ăn

    phai-lam-gi-khi-tre-bi-tieu-chay

    – Vệ sinh ăn chín, uống sôi : không ăn rau sống, nước không đun sôi, nước đá phải làm từ nguồn nước sạch và đảm bảo vệ sinh.

    Tránh các thực phẩm, các món ăn dễ bị nhiễm khuẩn đặc biệt là các thực phẩm cuốn hút ruồi nhặng đến như: mắm tôm, mắm tép hay hải sản sống, gỏi, tiết canh, nem chua…

    Nên tránh ăn ở các nhà hàng, quán ăn mất vệ sinh, không được chế biến bằng nước sạch, có nhiều ruồi nhặng, không vệ sinh sạch sẽ.

    – Trường hợp khi bị tiêu chảy cấp, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để đều trị, tránh bị mất nước nghiêm trọng và nhiễm độc. Bệnh nhân nên tuân thủ thời gian điều trị, cách ly và không ra về sớm khi chưa được phép của các y bác sỹ khẳng định không còn mầm bệnh sau 3 lần xét nghiệm âm tính.

    Gia đình người bệnh cần báo ngay cho trạm y tế để có biện pháp khử khuẩn và xử lý môi trường xung quanh nhà bệnh nhân bằng phun CloraminB và rắc vôi bột đảm bảo không còn ổ phát tán mầm bệnh.

     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang