HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Tin sức khỏe

    Phát hiện điều trị sớm viêm loét dạ dày để tránh biến chứng nguy hiểm

    Rất nhiều căn bệnh, viêm nhiễm có thể tránh được nếu người bệnh không thiếu hiểu biết, bất cẩn và vô ý đối với sức khỏe của chính mình. Một trong số đó có bệnh viêm loét dạ dày. Căn bệnh không quá nghiêm trọng này có thể trở nên cực kỳ nguy hiểm  nếu không điều trị đúng cách.

    Bệnh viêm loét dạ dày và nguyên nhân gây bệnh

    Loét là một vết thương hở trên ngoài hoặc bên trong cơ thể do niêm mạc da bị rách chưa được chữa lành. Viêm loét dạ dày có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng như chảy máu trong, ngăn thức ăn không thể rời khỏi dạ dày, thậm chí còn gây thủng ruột. Nếu xem nhẹ bệnh, nó có thể hành hạ bạn trong một thời gian rất dài.

    Tiến sĩ Tolulope Okedere, Cán bộ y tế tại Đại học Achiever, Owo bang cho biết các bệnh về viêm loét thường gặp nhất là ở dạ dày và tá tràng.


    viem-da-day-ta-trang

    Viêm loét  thường gặp nhất là viêm loét dạ dày và viêm loét tá tràng

    “ Viêm loét là một từ ngữ chuyên khoa Y học dùng để chỉ tế bào niêm mạc và biểu mô trong cơ thể bị tổn thương. Viêm loét có thể xảy ra với bất kỳ bộ phận nào trong cơ thể, tuy nhiên khi viêm loét xảy ra ở bộ phận sản xuất enzim pepsin thì nó được gọi là loét dạ dày.”

    Tiến sĩ Okedere cũng giải thích nguyên nhân của chứng viêm loét dạ dày là do sự mất cân bằng giữa nhóm các yếu tố bảo vệ và nhóm các yếu tố tấn công trong thành dạ dày. Các yếu tố bảo vệ sẽ tiết chất nhầy và bicarbonate. Các tế bào lót được sắp xếp dày đặc trong thành dạ dày cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày.

    Cũng theo vị tiến sĩ này, vi khuẩn Helicobacter pylori có thể là thủ phạm gây ra chứng viêm loét dạ dày. Bởi lẽ, loại vi khuẩn này xuất hiện trong dạ dày, tá tràng của phần lớn các ca bị viêm loét. Sự có mặt của nó sẽ làm các nhân tố bảo vệ biến mất.

    Phương pháp tuyệt thực chỉ uống nước nhằm mục đích giảm cân cũng có thể gây viêm loét dạ dày. Nguyên nhân là do lượng axit và các nhân tố tấn công có nhiệm vụ tiêu hóa thực phẩm, nhưng khi chúng ta chỉ uống mà không ăn, dạ dày sẽ không có thực phẩm. Do đó, axit và nhân tố tấn công tác động lên thành dạ dày và các nhân tố bảo vệ, cho đến khi chúng nhiều hơn so với nhân tố bảo vệ, dạ dày sẽ bị viêm loét.

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày

    Theo Tiến sĩ Anderson Anuforo, Cán bộ y tế Bệnh viện Cottage, Ejule-Ojebe, Bang Kogi, các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày thể hiện mức độ biến chứng của nó, cho biết dạ dày đã bị thủng hay bị xâm nhập.

    viem-loet-da-day-lo

    Viêm loét dạ dày không được điều trị dứt điểm có các biến chứng như thủng dạ dày, thậm chí ung thư dạ dày

    Đau thượng vị là triệu chứng phổ biến nhất đứng đầu của bệnh viêm loét dạ dày và tá tràng. Đặc trưng của nó là cảm giác cồn cào, nóng ran sau bữa ăn với bệnh loét dạ dày và từ 2-3 giờ đối với người bị viêm loét tá tràng. Thực phẩm hay axit giúp làm giảm đau do loét tá tràng nhưng không giúp ích được nhiều khi bạn bị viêm loét dạ dày.

    Ngoài ra, các triệu chứng khác thường thấy là khó tiêu, nóng ngực, buồn nôn, nôn, nôn ra máu, phân màu tối thẫm và bốc mùi, có các dấu hiệu thiếu máu đi qua tối màu phân có mùi hôi thối, hoặc đi ngoài ra máu, các triệu chứng của bệnh thiếu máu (hay mệt mỏi, dễ chóng mặt, hồi hợp do xuất huyết dạ dày), giảm cân không giải thích được và nôn mửa thường xuyên.

    Các nhà nghiên cứu đã chỉ rõ rằng mặc dù viêm loét không quá đáng ngại, nhưng nếu điều trị không cẩn thận, nó có thể làm chúng ta mệt mỏi, tuyệt vọng.

    Chữa khỏi hoàn toàn hoặc chữa lành vết viêm loét dạ dày là hoàn toàn có thể nếu chúng ta trị liệu thật cẩn thận. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát kịp thời, dạ dày có thể bị thủng hoặc chảy máu. Mất quá nhiều máu có thể gây tử vong. Trong trường hợp cực đoan nhất, viêm loét dạ dày có thể dân tới ung thư dạ dày.

    Theo tiến sĩ Anuforo người mắc chứng viêm loét dạ dày có thể điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Điều trị bằng thuốc trong trường hợp không có biến chứng. Viêm loét dạ dày có thể trở nên nguy hiểm cực kỳ khi không được chẩn đoán đúng. Các loại thuốc giảm đau thậm chí còn khiến triệu chứng nặng hơn và dẫn tới biến chứng.

    Kết luận:

    Viêm loét dạ dày không quá nguy hiểm, chúng ta hoàn toàn có thể ngăn ngừa, phòng tránh viêm loét dạ dày rất đơn giản với một chế độ dinh dưỡng cân bằng. Khi có dấu hiệu bị bệnh, người bệnh nên tới bác sĩ để chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời để tránh biến chứng nghiêm trọng.

    Dược sĩ Hưng



    513Dalovi-tri-viem-loet-da-day-thuong-vi

    DALOVI – SỰ HỒI SINH CỦA DẠ DÀY

    Tham khảo thông tin thêm tại đây.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần