Viêm khớp là thuật ngữ chung cho hơn 100 bệnh có ảnh hưởng đến các khớp xương và các mô xung quanh xương. Mặc dù thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp đều ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp, nhưng chúng lại khác nhau. Thoái hóa khớp là bệnh thoái hóa khiến các lớp sụn bị phá vỡ, trong khi viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn.
Thoái hóa khớp là gì?
Thoái hóa khớp (OA) , hình thức phổ biến nhất của viêm xương khớp, là bệnh thoái hóa của toàn bộ khớp xương, bao gồm các lớp sụn, màng khớp, dây chằng và xương bên trong. Những người bị thoái hóa khớp, các lớp sụn bị bào mòn dẫn đến những cơn đau cùng cực và các vết viêm của xương lại bị cọ xát với nhau.
Viêm khớp dạng thấp là gì??
Viêm khớp dạng thấp(RA) là bệnh tự miễn dịch, tấn công vào các hoạt dịch, niêm mạc mềm quanh khớp. Hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với các hoạt dịch vì nó có thể là vi khuẩn hay virut, gây ra các chất lỏng tích tụ xung quanh khớp. Những chất lỏng tích tụ này gây đau, cứng khớp và viêm khớp.
Các triệu chứng của bệnh
Dựa vào loại bệnh và sự nghiêm trọng của từng bệnh, các triệu chứng của viêm khớp có thể dao động từ nhẹ cho đến nặng. Mặc dù các dấu hiệu, triệu chứng của viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp chồng chéo lên nhau, nhưng vẫn có những triệu chứng khác nhau giữa hai bệnh.
Những triệu chứng giống nhau
Như nhiều dạng khác của viêm xương khớp, thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp có nhiều triệu chứng tương tự nhau. Những triệu chứng đó bao gồm: đau và sưng khớp; vận động bị giới hạn; cảm giác ấm và đau ở những vùng bị ảnh hưởng; độ cứng của các khớp xương bị ảnh hưởng.
Các triệu chứng khác nhau
Cả hai dạng đều có những triệu chứng riêng, bao gồm:
Thứ nhất: thoái hóa khớp sẽ phát triển dần dần theo thời gian, còn các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp lại xuất hiện một cách bất ngờ và không thể lường trước được.
Thứ hai: Những người bị viêm khớp dạng thấp thường hay mệt mỏi, sốt và sụt cân trong giai đoạn đầu của bệnh và nổi những nốt sần dưới cánh tay (còn được gọi là “nốt dạng thấp”) một khi bệnh nặng hơn.
Thứ ba: những người bị thoái hóa khớp thường không có triệu chứng trên toàn cơ thể, nhưng lại có triệu chứng là đau ở các mảnh nhỏ của xương (gọi là “gai xương”) trên các khớp xương bị ảnh hưởng.
Các nguy cơ gây ra bệnh
Các yếu tố khiến một người bị mắc bệnh thoái hóa khớp bao gồm là người già, trong gia đình có tiền sử bị viêm xương khớp, bị chấn thương, bị béo phì hay thừa cân. Hầu hết các trường hợp viêm khớp dạng thấp bị gây ra bởi yếu tố di truyền hay gia đình có tiền sử bị bệnh này.
Điều trị viêm xương khớp
Vì hiện tại chưa có biện pháp điều trị triệt để viêm xương khớp, nên mục tiêu ưu tiên cho việc chữa trị thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp là giảm đau và viêm, và cả bảo vệ các khớp xương không bị hủy hoại. Các bác sĩ làm cách nào để chữa thì còn phụ thuộc vào mức độ bệnh xương khớp cần điều trị. Một số phương pháp điều trị phổ biến: thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID) và thuốc corticosteroid để điều trị cả hai loại viêm khớp; giảm cân để giảm bớt căng thẳng trên các khớp xương bị ảnh hưởng bởi bệnh viêm xương khớp; …
Kiểm soát cơn đau
Với những người không lựa chọn phương pháp điều trị tích cực, vẫn có những phương pháp khác để kiểm soát hiệu quả các cơn đau mãn tính và khó chịu gây ra bởi viêm khớp. Hầu hết các cơn đau xương khớp được kiểm soát bằng cách kết hợp những điều sau: hoạt động thể chất thường xuyên, bao gồm tăng cường sức khỏe cơ bắp, các bài tập erobic nhẹ nhàng và các bài tập đề kháng; dùng vật lý trị liệu để hỗ trợ cho các khớp bị suy yếu do tổn thương và viêm nhiễm; phẫu thuật thay khớp để giảm đau; tham gia phục hồi chức năng bằng cách tập trung vào việc kiểm soát cơn đau và tăng tính dẻo dai cho khớp.
Kết luận:
Nếu bạn nghi ngờ bạn (hay người thân) đang có những dấu hiệu hay triệu chứng của bệnh viêm khớp, cần đến bệnh viện để chẩn đoán và đưa ra phương án điều trị hiệu quả.
Dược sĩ Hưng
JOINTKING – SỰ HỒI SINH CỦA KHỚP
Xem chi tiết tại đây.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh