Những người nghiện rượu thường là những người bị thiếu hụt chất niacin. Theo Trung tâm Y tế thuộc trường Đại học Maryland, nghiện rượu là nguyên nhân hàng đầu khiến cơ thể thiếu hụt niacin ở Hoa Kỳ. Chỉ cần một lượng nhỏ bổ sung niacin cũng đã đảo ngược tình trạng thiều hụt này rồi. Nhưng nếu sử dụng niacin với liều lượng lớn để chữa các bệnh như viêm khớp hay lượng cholesterol trong máu cao, thì gan sẽ bị tổn thương. Và chính rượu cũng có thể gây hại cho gan. Nếu bạn uống rượu thì không nên dùng niacin mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Thiếu hụt niacin
Nếu uống rượu khiến cơ thể khó khăn trong việc xử lý niacin, bạn có thể gặp một số các tác dụng phụ như: mệt mỏi, khó tiêu và trầm cảm. Nếu thiếu hụt niacin trở nên nghiêm trọng – tình trạng nứt da – da của bạn có thể bị tróc vảy, ngoài ra bạn còn bị tiêu chảy hay trí nhớ kém. Những triệu chứng khác khi thiếu anixin bao gồm: lưỡi đỏ và sưng, miệng bị nóng, nhiệt. Hầu hết mọi người đều hấp thu đủ lượng niacin – khoảng từ 14 đến 16 mg mỗi ngày – trong chế độ ăn, từ các thực phẩm như: các loại hạt, thịt bò, gà, củ cải đường và men.
Bổ sung niacin
Bạn có thể thoát khỏi tình trạng thiếu Niacin do rượu thông qua việc bổ sung trong chế độ ăn uống. Đối với những người thiếu hụt chất nhẹ, nên bổ sung từ 50 đến 100 mg mỗi ngày. Người bị triệu chứng nứt da có thể bổ sung từ 300 đến 500 mg mỗi ngày. Nếu ngoài liều lượng cho phép trên mà bạn vẫn dùng quá 50mg một ngày, bạn có thể khiến da mình bị ảnh hưởng – khuôn mặt chuyển sang màu đỏ, ngứa và bỏng. Nếu bạn uống rượu trong khi đang trong quá trình bổ sung niacin, thì sẽ làm tăng nguy cơ da bị ảnh hưởng, một tác dụng phụ vô hại nhưng không thoải mái.
Lợi ích và rủi ro
Bạn có thể mua được niacin mà không cần kê toa từ bác sĩ. Niacin không cần kê toa có thể hỗ trợ tình trạng thiêu hụt niacin và bệnh tiểu đường tuýp 1, ngoài ra có thể điều trị bệnh trầm cảm và đục thủy tinh thể. Loại Niacin được kê theo đơn có sức mạnh làm giảm hàm lượng triglyceride và lipoprotein xuống mức độ thấp – hai loại chất béo trong máu – bảo vệ và nâng cao mật độ lipoprotein cholesterol cũng như cải thiện xơ cứng động mạch. Tuy nhiên, cả hai loại niacin có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm giảm thị lực, viêm loét dạ dày, nhịp tim bất thường và tổn thương gan.
Lưu ý chung
Nghiện rượu có thể làm tăng nhu cầu hấp thụ kẽm. Nếu bạn uống viên bổ sung kẽm, cơ thể sẽ sản sinh thêm niacin. Nếu bạn bổ sung cả kẽm và niacin, da của bạn sẽ bị ảnh hưởng và chịu các tác dụng phụ khác. Tuy niacin được sử dụng cho người nghiện rượu, nhưng tác dụng của nó cho mục đích này vẫn chưa đủ. Nó cũng có thể giúp người nghiện rượu giảm lo âu và trầm cảm trong quá trình cai nghiện. Nếu bạn bổ sung niacin, nên kiểm tra định kỳ gan để sớm phát hiện những điều bất thường. Nếu bạn bị tổn thương gan do rượu, đừng tự sử dụng niacin mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Dược sĩ Hưng
Giải Độc Gan An Bình
Gan tốt – Sức khỏe tốt
Xem chi tiết sản phẩm tại đây.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh