Hầu hết những vận động viên điền kinh đều bị tồn thương vùng khớp gối. Chạy thông thường không gây tổn thương khớp lâu dài. Những tổn thương này có thể tránh được và hậu quả của nó không kéo dài.
Tại sao vận động viên điền kinh lại dễ bị sưng, đau khớp?
Chạy là một môn thể thao cường độ cao khiến phần lớn các vận động viên đều bị thương. Người chạy thường gặp các vấn đề về khớp vì hai lý do sau: bị ngoại lực tác động và vận động quá đà. Theo Ross Tucker, tác giả của cuốn ” Cơ thể vận động viên điền kinh”, mỗi lần chân tiếp xúc với mặt đất, một lực ương đương từ hai đến bốn lần trọng lượng cơ thể sẽ đè lên chân, khớp, đùi hông và vùng xương hông. Động tác lặp đi lặp lại sẽ gây căng thẳng cho các khớp trong cơ thể. Ảnh hưởng của lực tác động trong quá trình chạy không làm ảnh hưởng đến toàn bộ các mô nó đi qua. Thay vào đó, nó gây tổn thương chủ yếu ở các vùng nhạy cảm. Ở nhiều người, đặc biệt là phụ nữ, khớp là vùng nhạy cảm dễ bị tổn thương nhất.
Phụ nữ và tổn thương khớp
Phụ nữ dễ bị tổn thương khớp hơn đàn ông. Đơn giản là do họ có phần hông lớn hơn, dây chằng ở chân và khớp thường bị nới lỏng, và các cơ nhìn chung yếu hơn. Vì vậy, những nữ điền kinh phải đặc biệt cẩn thận, tuân thủ theo các phương pháp bảo vệ để tránh khớp bị tổn thương.
Cách để ngăn khớp bị tổn thương
Có nhiều cách để ngăn chặn việc tổn thương khớp trong quá trình chạy. Ví dụ như đi một đôi giầy chạy thể thao chuẩn, khởi động, làm nóng và co giãn toàn thân trước mỗi lần chạy, tăng tốc một cách từ từ và kéo dài đường chạy dần dần. Thêm vào đó, các bài tập tăng cường sức mạnh rất tốt cho người chạy thể thao giúp phân bổ các cơ một cách cân bằng, giúp các cơ khỏe mạnh hơn. Một trong những rối loạn cơ là người chạy thường có bốn cơ yếu và gân chân lại quá cứng. Sự mất cân bằng này thường dẫn tới đau khớp thậm chí tổn thương khớp.
Bà Claire Kowalchik, tác giả của cuốn sách ” Cẩm nang chạy toàn tập dành cho giới nữ” cho biết, khi tăng cường sức mạnh quanh vùng khoe chân và dây chằng, khớp sẽ dẻo dai hơn và không sợ tổn thương. Cuối cùng, cách hay nhất để ngăn tổn thương khớp trong quá trình tập luyện là cho phép cơ thể thời gian nghỉ ngơi và hồi phục hợp lý. Chạy khiến những sức nén lặp đi lặp lại trên các cơ dây chẳng và khớp, xương. Nếu không được nghỉ ngơi hợp lý, chạy quá sức sẽ dẫn đến tổn thương khớp, dẫn đến hội chứng đau khớp gối phía trước. Cơ thể có thể hồi phục sau căng thẳng, nhưng chỉ khi nó có đủ thời gian để nghỉ ngơi, để các mô có thể thích ứng, bù lại phần sức đã mất và trở nên mạnh mẽ hơn.
Phát triển khớp mạnh hơn
Theo như nguyên tắc giữa sức ép và thích nghi trong cuốn ” Cơ thể vận động viên chạy,” nếu bạn dồn một lực ép vừa phải lên cơ thể, cơ thể sẽ thích nghi được và trở nên mạnh hơn. Chạy là một liều thuốc gia tăng lực ép lên cơ thể. Nếu lực ép quá lớn và quá lâu, cơ thể sẽ không thích nghi nổi. Thay vào đó, nó sẽ chỉ làm bài kiệt sức. Trong giai đoạn này bạn sẽ bị thương và mất sức, suy kiệt hoàn toàn. Mấu chốt ở đây là bạn biết cách cân bằng giữa luyện tập và nghỉ ngơi. Nếu bạn đủ sức làm vậy, cơ thể của bạn sẽ trở nên mạnh mẽ và khỏe mạnh.
Như đã đề cập ở trên, khớp gối, hông và chân là những khu vực nhạy cảm nhất trên cơ thể. Khi chạy, các bạn nên chú ý để tránh đặt quá nhiều áp lực lên chúng. Chạy là một cách giúp khớp thêm dẻo dai khỏe mạnh, bên cạnh đó, nếu bạn kết hợp uống một số loại thuốc hỗ trợ khớp theo chỉ dẫn của bác sĩ, kết hợp với chạy bộ, khớp của bạn sẽ dẻo dai và khỏe mạnh nhanh chóng.
Dược sĩ Hưng
JOINTKING – SỰ HỒI SINH CỦA KHỚP
Xem chi tiết sản phẩm tại đây.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh