Các yếu tố gây HPQ
Cơn HPQ nhiều khi xuất hiện dưới dạng VPQ hay viêm mũi – phế quản: cơn hen đầu tiên xuất hiện thường sau một đợt nhiễm trùng nặng về đường hô hấp và nhiều khi có thể do bụi, lông súc vật, hơi khói bụi, phấn hoa, khói thuốc lá… nhưng đôi khi hen cũng có thể do thay đổi khí hậu hay môi trường sống.
Khi cơn HPQ xảy ra sẽ có sự tham gia của các yếu tố như: thần kinh tự chủ, miễn dịch, nhiễm trùng, nội tiết và sinh lý với các mức độ khác nhau tùy từng người bệnh.
Yếu tố miễn dịch: ở một số trẻ nhỏ thì những đợt hen có xuất hiện khi thay đổi các yếu tố môi trường như phấn hoa hay lông súc vật. Bên cạnh đó, còn có các tác nhân quan trọng gây khởi phát HPQ là do virus. Ở tuổi còn bú, virus hợp bào hô hấp và virus á cúm thường là tác nhân gây bệnh nhiều nhất, trong khi đó ở trẻ lớn hơn thì thường là do virus gây viêm mũi. Và càng lớn tuổi hơn thì virus cúm đóng vai trò quan trọng gây các cơn HPQ.
Yếu tố nội tiết: cơ chế này chưa rõ ràng nhưng thấy rằng tình trạng HPQ có thể được cải thiện ở tuổi dậy thì và thường trở nên trầm trọng hơn khi đến tuổi sinh nở (với nữ giới).
Mức độ HPQ
HPQ được chia làm 4 mức độ và ở mỗi mức độ, trẻ có những biểu hiện khác nhau.
Mức độ 1 (có cơn ngắt quãng nhẹ): thỉnh thoảng mới xảy ra và các triệu chứng thường xảy ra vào ban ngày dưới 1 tuần/lần, trẻ vẫn hoạt động bình thường.
Mức độ 2 (cơn dai dẳng nhẹ): xảy ra ở cấp độ nhẹ, triệu chứng hen xuất hiện ban ngày dưới 1 tuần/lần.
Mức độ 3 (cơn dai dẳng trung bình): các triệu chứng HPQ xảy ra hàng ngày, cơn hen gây ảnh hưởng đến các hoạt động của trẻ.
Mức độ 4 (cơn dai dẳng nặng): các triệu chứng xảy ra thường xuyên và kéo dài, hạn chế các hoạt động thể lực của trẻ và thường xuất hiện cơn hen vào ban đêm.
Triệu chứng của các thể HPQ
HPQ co thắt: chỉ biểu hiện bằng những cơn ho, có những cơn ho có thể giống ho gà. Sau đó sẽ có những cơn ho dữ dội và đôi khi nếu vừa ăn xong trẻ có thể bị nôn vọt vì ngứa họng và luôn muốn ho.
HPQ khó thở nhiều: khi lên cơn hen trẻ cảm thấy khó thở, nhiều dịch tiết ra và không giống như hen kinh điển, bắt đầu và kết thúc không đột ngột.
Hen gắng sức: kiểu hen này thường xuất hiện sau khi trẻ gắng sức như leo cầu thang, chạy nhảy nhiều hay có thể xuất hiện khi trẻ hít phải không khí lạnh đột ngột.
Hen ác tính: thường xảy ra liên tiếp vào chiều và đêm, thường không đáp ứng với thuốc giãn phế quản ở liều thường dùng.
HPQ ở trẻ nếu không được điều trị khỏi và để kéo dài sẽ gây ra những hậu quả xấu như làm suy giảm chức năng phổi khiến cho lượng oxy trong máu giảm xuống, lượng cacbonnic tăng lên gây tình trạnh yếu mệt cho trẻ và nếu nặng có thể gây thiếu oxy và phải cấp cứu.
Bên cạnh đó, các cơn hen cũng gây ảnh hưởng tới giấc ngủ, làm giảm năng suất học tập vì trẻ hay phải nghỉ học nếu tình trạnh bệnh tiếp diễn thường xuyên, kéo dài. Với những trẻ bị viêm phổi nặng thường chậm lớn, còi cọc.
Xử trí
Trẻ HPQ nhẹ chỉ cần dùng thuốc giãn phế quản khi có triệu chứng của cơn hen. Khi trẻ lên cơn hen cần cho trẻ ra chỗ thoáng khí, nơi không khí trong lành. Bạn có thể cho trẻ uống nhiều nước nhằm làm cho đờm loãng ra và trẻ sẽ dễ thở hơn hoặc cũng có thể cho trẻ hít hơi nước. Trong những cơn hen nặng, cần đưa trẻ đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời tránh các cơn khó thở.
Phòng ngừa
Giữ cho trẻ tránh tiếp xúc với những tác nhân gây cơn hen. Làm vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc, nơi ở. Không để trẻ tiếp xúc nhiều với lông súc vật và luôn tạo môi trường thoáng mát cho trẻ.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh