Giữ đủ ấm cho trẻ
Trong tử cung của mẹ, thân nhiệt của trẻ luôn được ổn định nhưng ngay sau khi ra đời, trẻ đã bị mất nhiệt bởi nhiệt độ môi trường thấp hơn, nhất là vào mùa lạnh, trong khi khả năng ổn định thân nhiệt của trẻ còn kém. Do vậy, trẻ sơ sinh cần được giữ ấm.
Ngay sau khi sinh, nên cho trẻ nằm cùng mẹ và cho bú càng sớm càng tốt. Cho bé bú mẹ đầy đủ cũng là cách hữu hiệu giữ trẻ ấm. Sữa mẹ giúp trẻ bảo vệ thân nhiệt và chống nhiễm trùng, nâng cao sức đề kháng.
Phòng trẻ nằm phải ấm, đủ ánh sáng thoáng khí, không có gió lùa. Cần mặc quần áo ấm cho trẻ, đội mũ vải mềm, che cả tai, mang tất tay và chân cho trẻ. Thường xuyên sờ tay chân trẻ, nếu thấy lạnh thì mặc thêm quần áo, đắp thêm chăn, ôm trẻ vào lòng mẹ, cho bú mẹ. Tiếp xúc da kề da cũng là cách để giữ trẻ không bị lạnh, đặc biệt là trẻ sinh non, trẻ bị hạ thân nhiệt hay khi bạn cần cho trẻ ra ngoài trong khi trời trở lạnh.
Vệ sinh da sạch sẽ
Chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa lạnh phải luôn đảm bảo cho trẻ đủ ấm để tránh mắc các bệnh đường hô hấp nhưng cũng cần phải thường xuyên vệ sinh da cho trẻ để tránh các bệnh về da như hăm da, viêm da, viêm da dị ứng (vì thời tiết lạnh và khô hanh là điều kiện thuận lợi cho bệnh viêm da dị ứng ở trẻ phát triển), nhiễm trùng rốn,… bằng cách tắm rửa, thay tã lót thường xuyên cho trẻ.
Da trẻ không được vệ sinh sạch sẽ, không thoáng khí, quá trình trao đổi chất của da bị hạn chế sẽ rất dễ bị hăm da, viêm da, hoặc nhiễm trùng rốn nếu băng rốn quá kỹ sẽ tạo môi trường tốt cho vi khuẩn gây nhiễm trùng rốn và chậm rụng rốn. Trong những ngày trời lạnh cần lau rửa, tắm nhanh cho trẻ bằng nước ấm và ủ ấm ngay sau khi tắm để trẻ không bị nhiễm lạnh. Không nhất thiết phải ngày nào cũng tắm cho trẻ, chỉ nên tắm cho bé khoảng 2 lần/tuần là đủ. Trước khi tắm cần chuẩn bị đầy đủ quần áo, khăn lau, khăn tắm, xà phòng, nước ấm. Ngay sau khi tắm, cần lau sạch người bé, ủ ấm để bé không bị lạnh. Khi tắm cho trẻ, bạn cần chuẩn bị đầy đủ quần áo, khăn lau, khăn tắm, nước ấm. Nơi tắm bé phải kín gió, ấm áp. Tắm bé từng phần. Dùng khăn mềm thấm nước ấm lau mắt bé trước, sau đó lau mặt, gội đầu, lau khô đầu. Tiếp đó tắm nửa người trên cho bé, chú ý các nếp gấp cổ, nách, sau gáy, sau đó lau khô. Tắm tiếp phần dưới cơ thể, chú ý nếp bẹn, vùng hậu môn, sinh dục. Lau khô bé. Mặc quần áo sạch, thoáng, ấm, nhỏ mắt, mũi và lau tai cho bé.
Trẻ sơ sinh thường hay đi tiêu, tiểu nhiều lần, nhất là vào ban đêm. Mỗi lần trẻ tiêu, tiểu phải thay ngay tã lót, rửa sạch phân và nước tiểu bằng nước ấm, lau khô và quấn tã, ủ ấm cho trẻ.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh