Có thể do phân bị tích lại lâu ngày ở đại tràng, các chất độc từ phân có điều kiện ngấm vào máu, gây nên các triệu chứng trên. Cũng do bị nhiễm độc thường xuyên như vậy, người bệnh thường xanh xao, suy yếu. Thần kinh cũng bị ảnh hưởng nên người bị táo bón dễ cáu gắt, mất bình tĩnh, hay bị trĩ (lòi dom) vì mỗi lần đi ngoài phải rặn nhiều…
Phòng và chữa táo bón từ khoai lang Khoai lang là thức ăn, đồng thời cũng là vị thuốc chữa bệnh được dân ta dùng từ lâu đời. Bà con ta thường ăn khoai lang tươi luộc, nướng, hoặc thái mỏng phơi khô. Lá khoai lang non và những ngọn lang được dùng luộc hoặc nấu canh ăn như rau tươi. Về thành phần hóa học, trong 100g củ khoai lang tươi có 6,8g nước, 0,8g protid, 0,2g lipit, 28,5g gluxit, 1,3g xenluloza, và cung cấp cho cơ thể 122 calo. Ngoài ra, trong khoai lang tươi còn có nhiều vitamin và muối khoáng, có canxi, sắt, các vitamin B2, PP và C… Rau lang cũng có thành phần dinh dưỡng không thua các loại rau tươi khác. Trong 100g rau khoai lang có 91,9g nước, 2,6g protit, 2,8g gluxit, 48mg canxi, 54 mg phospho, 11 mg vitamin C…, nên ngoài giá trị ăn uống, khoai lang còn là cây thuốc chữa táo bón rất công hiệu. Bộ phận được dùng làm thuốc là củ khoai, lá non và tinh bột.
Theo Đông y, khoai lang có vị ngọt, tính bình, có tác dụng nhuận tràng, bổ tì vị, nên được dùng chủ yếu để chữa táo bón. Có thể dùng củ khoai hoặc nước rau khoai lang đều tốt cả. Cách dùng như sau: tốt nhất là dùng nước từ củ khoai lang – rửa sạch củ, gọt vỏ, nghiền nát bằng một dụng cụ sạch rồi bọc vào gạc sạch, vắt lấy nước uống. Buổi sáng lúc đói bụng uống nửa cốc to nước củ khoai lang, còn trước mỗi bữa ăn uống nửa cốc. Uống liền trong 2 – 3 ngày sẽ hết táo bón. Trong một số trường hợp đặc biệt như táo bón trong bệnh trĩ, táo bón nặng lâu ngày cần uống một thời gian dài hơn 10 – 15 ngày. Uống nước khoai lang không gây đại tiện lỏng, không có tác dụng phụ, chỉ làm cho phân mềm, dễ tiêu hóa và đi ngoài hơn.Hoặc dùng nước rau khoai lang – luộc lá khoai lang ăn và lấy nước uống cũng chữa khỏi táo bón: lấy 60-100g lá khoai lang (chọn những lá non) nấu với 250 ml nước, uống hết một lần. Uống mỗi ngày 2 lần và uống liền 2-3 ngày. Có thể luộc củ khoai lang, hoặc lấy những ngọn và lá khoai lang non luộc hay nấu canh ăn đều có tác dụng nhuận tràng rõ rệt, phân mềm, tránh được táo bón.
Nguồn : Thanh niên
Nguồn : Thanh niên
SANTAFE – XUA TAN NỖI LO TÁO BÓN
Xem chi tiết tại đây.
Bài viết liên quan
- Điều trị thoái hóa khớp với liệu pháp hay
- U xơ cổ tử cung và một số thông tin…
- Những điều cần biết về chứng nóng gan
- Phòng ngừa táo bón cho trẻ trong độ tuổi đi…
- Điều cần biết về bệnh Viêm loét dạ dày
- Nguyên nhân nào khiến trẻ bị thiếu cân?
- MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM HỖ TRỢ CẢI THIỆN THỊ…
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Cứng khớp do thiếu canxi