HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Sức khỏe sinh sản

    Nguy hiểm – mẹ bầu nhiễm “Lậu” trong thai kỳ

    Bệnh lậu là bệnh nhiễm trùng nguy hiểm nhưng có thể chữa khỏi được. Bệnh lây truyền qua đường sinh dục, đường miệng hoặc quan hệ tình dục bằng miệng, và truyền từ mẹ sang con trong khi sinh. Thời kỳ ủ bệnh (là thời gian nhiễm trùng phát triển) thường kéo dài 2 – 10 ngày sau khi phơi nhiễm.


    Bệnh lậu có tỉ lệ lây truyền rất cao, do đó nếu bạn quan hệ tình dục không an toàn thì nguy cơ lây bệnh là rất cao. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) ước tính có khoảng 700.000 trường hợp nhiễm lậu ở Hoa Kỳ vào năm 2007, trong đó có khoảng 13.200 phụ nữ đang mang thai.

    Bệnh lậu ảnh hưởng như thế nào đến phụ nữ mang thai?



    Phụ nữ mắc lậu trong thời kỳ mang thai có nguy cơ cao bị sảy thai, nhiễm trùng túi ối và nước ối, đẻ non, và vỡ ối non trước 37 tuần của thai kỳ (PPROM), tuy nhiên nếu bệnh được điều trị sớm sẽ làm giảm nguy cơ các biến chứng này. Bệnh lậu không được điều trị có thể làm bạn dễ mắc HIV và một số bệnh lây truyền qua đường tình dục khác (STIs), nếu bạn bị phơi nhiễm với chúng và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường niệu sau khi có con.



    Nếu bạn bị lậu thì khi bạn sinh con, bạn sẽ truyền vi khuẩn qua cho con của bạn. Lậu ở trẻ sơ sinh thường ảnh hưởng đến mắt, và dẫn đến mù nếu không được điều trị kịp thời. 

    Trẻ bị viêm kết mạc mắt do tiếp xúc với dịch ở âm đạo của mẹ bị nhiễm lậu

    Ban Y tế dự phòng Hoa Kỳ nhấn mạnh, còn hầu hết các bang yêu cầu bằng văn bản pháp luật, rằng tất cả trẻ phải được nhỏ mắt hoặc dùng thuốc mỡ tra mắt ngay sau sinh để phòng bệnh này. Nếu người mẹ được chẩn đoán là bị bệnh lậu hoặc trẻ có nhiễm trùng mắt do lậu, thì trẻ sẽ phải được điều trị bằng kháng sinh toàn thân.



    Trong những trường hợp ít gặp hơn, bệnh lậu không được điều trị có thể lan sang các bộ phận khác của trẻ, gây ra các bệnh như nhiễm trùng máu, viêm khớp, hoặc viêm màng não nghiêm trọng.

    Những triệu chứng của bệnh lậu?



    Nhiều phụ nữ bị lậu không có bất cứ triệu chứng nào của bệnh, do đó nếu không đi làm xét nghiệm kiểm tra thì bạn cũng không biết được là mình có bị nhiễm hay không.



    Nếu bạn bị nhiễm, các triệu chứng của bệnh cũng rất đa dạng, phụ thuộc vào vị trí nhiễm bệnh. Nếu là cổ tử cụng, âm đạo hay đường niệu thì các triệu chứng có thể gặp là chảy mủ bất thường ở âm đạo, nóng và đau khi đi tiểu, rỉ máu, và đau khi quan hệ tình dục. Nếu bị lậu ở hậu môn, bạn có thể có mủ, ngứa và đau khi đi đại tiện.



    Nếu bạn quan hệ tình dục bằng miệng, bạn có thể nhiễm lậu ở họng hoặc miệng. Có thể có các triệu chứng như viêm đỏ và đau



    Nếu mắt của bạn tiếp xúc với vi khuẩn (ví dụ như sau khi sờ vào bộ phận sinh dục có nhiễm bệnh, bạn đưa tay lên dụi mắt), bạn có thể bị nhiễm trùng mắt như chảy mủ ở mắt, ngứa và đỏ mắt.

    Những nguy cơ có thể xảy ra nếu lậu không được phát hiện và điều trị



    Nếu không điều trị, bệnh lậu có thể lây lan và dẫn đến một số các triệu chứng và vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe. Trước và sau khi có thai, lậu có thể lan sang tử cung và ống dẫn trứng gây ra viêm khung xương chậu (PID), với các triệu chứng như đau bụng dưới, đau lưng, đau khi quan hệ, chảy máu âm đạo, sốt và nôn.



    Rất hiếm bị viêm khung xương chậu (PID) trong thai kỳ. Nếu bị, PID có thể gây ra tổn thương vĩnh viễn ống dẫn trứng, dẫn đến đau xương chậu mạn tính và vô sinh, cũng như làm tăng nguy cơ thai ngoài tử cung nếu bạn có thai.



    Trong một số trường hợp hiếm gặp khác, vi khuẩn lậu có thể xâm nhập vào máu và gây nguy hiểm do nhiễm khuẩn toàn thân. Khi đó, bạn có thể bị sốt và ớn lạnh, đau ở bề mặt da, viêm đau khớp. Ngoài ra bạn có thể còn bị viêm gan, và hiếm gặp hơn là viêm màng tim và viêm màng não.



    Nhiễm lậu toàn thân có thể xảy ra ở 1 số người có nhiễm lậu do không được điều trị, tuy nhiên nó thường hay gặp ở phụ nữ hơn nam giới và dường như phổ biến hơn ở phụ nữ có thai.

    Bạn tình của tôi có các triệu chứng của bệnh hay không?



    Có thể có. Không giống ở phụ nữ, đa số đàn ông nhiễm bệnh đều có triệu chứng, như ngứa hoặc rát khi đi tiểu, có mủ chảy ra từ đầu dương vật, tinh hoàn sưng to và mềm.



    Nếu bạn tình của bạn có bất cứ triệu chứng nào thì cả hai cần phải đến gặp bác sĩ. Cả 2 bạn phải làm xét nghiệm càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời.



    Trong thời gian đó, bạn kiêng quan hệ. Nếu một trong hai bạn hoặc cả hai có kết quả dương tính thì hai người cần phải kiêng quan hệ cho tới khi kết thúc điều trị.

    Bạn có được làm xét nghiệm bệnh lậu khi đang mang thai không?



    Có thể. Hiện nay, trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ CDC khuyến cáo rằng phụ nữ có thai, sống trong cộng đồng có tỷ lệ nhiễm bệnh tương đối lớn và những người có nguy cơ nhiễm bệnh cao thì nên làm xét nghiệm kiểm tra lậu ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ và lặp lại ở 3 tháng cuối thai kỳ nếu vẫn duy trì tình trạng trên.



    Phụ nữ dưới 25 tuổi quan hệ tình dục có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Ngoài ra còn có các yếu tố nguy cơ khác như: bị nhiễm lậu trước đó, bị các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, quan hệ tình dục khi còn quá trẻ, có nhiều bạn tình, mại dâm, sử dụng bao cao su không thường xuyên, và lạm dụng thuốc. Những người da màu, chưa lập gia đình hoặc những người có mức thu nhập thấp cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.



    Nếu bạn nghĩ mình có thể bị mắc bệnh lậu hoặc bất kỳ bệnh lây truyền qua đường tình dục nào, hãy đi khám bác sỹ và đề nghị được làm xét nghiệm. Bạn nên làm xét nghiệm (hoặc xét nghiệm lại) bất cứ lúc nào trong thời kỳ mang thai, nếu bạn hoặc bạn tình có bất cứ triệu chứng nào của bệnh lậu; hoặc nếu bạn mắc một trong các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bởi vì chúng thường có liên quan đến nhau.



    Để xét nghiệm bệnh lậu, kỹ thuật viên sẽ dùng 1 miếng gạc để thấm vào cổ tử cung và gửi miếng gạc đó qua phòng xét nghiệm để phân tích. Đôi khi có thể thay thế bằng xét nghiệm nước tiểu



    Nếu kết quả dương tính, bạn sẽ được điều trị ngay. Nếu trước đó bạn chưa làm xét nghiệm các bệnh STIs cùng với xét nghiệm lậu, thì bạn sẽ được xét nghiệm luôn. Bạn sẽ phải làm xét nghiệm lậu lại trong 2 – 3 tháng sau đó (sớm hơn nếu có triệu chứng của bệnh) để chắc chắn bạn không bị tái nhiễm, và kiểm tra 1 lần nữa ở ba tháng cuối của thai kỳ.

    Cách điều trị lậu trong khi mang thai



    Lậu có thể được điều trị bằng các kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai. Bạn tình của bạn cũng nên được điều trị, và phải kiêng quan hệ cho đến khi cả 2 kết thúc điều trị. Như thế bạn sẽ không bị tái nhiễm.



    Nếu bạn mắc nhiều bệnh STI, nhân viên y tế sẽ điều trị các bệnh đó cùng lúc. (khoảng 40% phụ nữ mắc lậu cũng sẽ nhiễm Chlamydia hoặc các bệnh STI khác)



    Cách phòng ngừa bệnh lậu



    Chỉ nên có quan hệ tình dục với một bạn tình, người đó không mắc bệnh và cũng chỉ quan hệ với mình bạn.



    Ngoài ra nên sử dụng bao cao su khi quan hệ và màng chắn miệng khi quan hệ bằng miệng để giảm nguy cơ mắc lậu và các bệnh STI khác. (Lưu ý rằng thuốc tránh thai, thuốc tiêm tránh thai, que cấy tránh thai, và màng tránh thai không có tác dụng bảo vệ bạn khỏi lậu hoặc các bệnh lây qua đường tình dục khác)



    Ngoài ra, nếu bạn bị phơi nhiễm lậu (hoặc bất kỳ bệnh STI nào khác) trong khi có thai, hãy nói với bác sĩ của bạn ngay để được làm xét nghiệm và điều trị kịp thời.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương