HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Sức khỏe sinh sản

    Phụ nữ có thai cần được bổ sung canxi

    Vai trò của canxi đối với cơ thể


    Canxi là chất khoáng thiết yếu rất cần cho cơ thể người với số lượng đòi hỏi cao so với các loại chất khoáng khác như sắt, đồng, kẽm… Canxi là thành phần chủ yếu cấu tạo nên bộ xương và răng, nhưng cũng là một yếu tố không thể thiếu tạo nên quá trình đông máu và còn tham gia vào các hoạt động co giãn tế bào cơ. Thiếu canxi cơ thể mệt mỏi, răng và xương mất chất khoáng; ở trẻ em sẽ bị còi xương, người lớn tuổi bị loãng xương.



    Sự hấp thu và chuyển hóa canxi trong cơ thể người còn phụ thuộc vào sự cung cấp đầy đủ một số yếu tố khác như phốt pho và đặc biệt là vitamin D. Thiếu vitamin D thì dù cung cấp đủ canxi cơ thể cũng không thể hấp thu được. Khi canxi không được cung cấp đủ, nồng độ chất này trong máu giảm sút thì tuyến cận giáp (hai tuyến nhỏ nằm cạnh và phía sau tuyến giáp) sẽ tăng cường hoạt động, tiết ra nhiều hormon hơn làm cho canxi trong xương phân giải, đi vào máu gây nên tình trạng “loãng xương”.



    Với phụ nữ có thai, canxi không những cần cho mẹ mà còn rất cần cho thai. Nguồn cung cấp canxi cho con là do sự thẩm thấu canxi từ máu mẹ qua rau thai vào máu con. Phần lớn lượng canxi này cùng với phospho cấu tạo nên bộ xương thai nhi.



    Nhu cầu canxi đối với phụ nữ có thai



    Tiêu chuẩn canxi cần hấp thu mỗi ngày đối với người trưởng thành trung bình là 800 mg nhưng qua điều tra thì mức hấp thu đó hầu như không đủ (ví dụ ở Mỹ, phụ nữ da trắng 640 mg, phụ nữ da đen 452 mg; ở Trung Quốc: phụ nữ nông thôn 378 mg, phụ nữ thành thị 452 mg, còn phụ nữ ở thành phố lớn 600mg). Khi có thai, nhu cầu canxi tăng lên: trong 3 tháng đầu, nhu cầu là 800 mg nhưng 3 tháng giữa là 1.000 mg, 3 tháng cuối và khi nuôi con bú là 1.500 mg vì thai càng lớn thì xương thai nhi càng phát triển. 

    Nhu cầu canxi của cơ thể tăng cao khi mang thai

    Người có thai thiếu canxi có thể thấy mệt mỏi, đau nhức bắp cơ, tê chân, đau lưng, đau khớp, răng lung lay, chuột rút, nặng hơn nữa thì lên cơn co giật do hạ canxi huyết quá mức mà biểu hiện đặc trưng là co giật các cơ mặt và chi trên với bàn tay co rúm, các ngón tay chụm lại giống như “bàn tay người đỡ đẻ”. Đối với thai, thiếu canxi sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng ngay khi còn trong bụng mẹ, bị còi xương bẩm sinh, biến dạng các xương gây dị hình, lùn thấp…



    Bổ sung canxi cho phụ nữ có thai



    Trước hết canxi là thành phần có sẵn trong các thực phẩm ăn uống hằng ngày. Một số thức ăn sau đây chứa nhiều canxi hơn cả: cua đồng (5.040mg%, tức là có 5.040mg canxi trong 100g cua); tôm đồng (1.120mg%); sữa bột (939mg%), sữa bò và dê tươi (147mg%). Trong các loại thức ăn thực vật thì vừng (1.200mg%), rau cần (325mg%), cà rốt (323mg%) sữa bột đậu nành (224mg%)…



    Tuy vậy không phải ăn vào bao nhiêu canxi thì cơ thể hấp thu được hết. Tùy theo loại thức ăn, ví dụ sữa bò có lượng canxi cao hơn trong sữa mẹ nhưng lại khó được hấp thu hơn. Lại cũng tùy cơ thể mỗi người, tùy thành phần của phospho và vitamin D mà sự hấp thu canxi nhiều hay ít. Ở phụ nữ trưởng thành, hấp thu và chuyển hóa canxi còn phụ thuộc hormon estrogen của buồng trứng vì thế ở người mạn kinh, do buồng trứng không hoạt động, estrogen thiếu hụt làm tăng tình trạng loãng xương. Vì vậy việc ăn uống đầy đủ với thức ăn đa dạng, nhiều rau, củ, quả, không kiêng khem vô lý, chọn lựa thức ăn có nhiều canxi cho bà mẹ mang thai là điều cần thiết, tránh được tình trạng thiếu canxi cho cả mẹ và thai.



    Có thể cung cấp canxi cho cơ thể bằng các loại thuốc có canxi. Thuốc chứa canxi có loại chỉ chứa muối canxi đơn thuần như viên biocalcium chứa Ca lactate; calcium sandoz 500mg, mỗi viên có Ca carbonate. Có loại phối hợp với các vitamin D, C, A như viên calcivita chứa Ca carbonate, Ca phosphate, vitamin A (2.500 đơn vị) và vitamin D (400 đơn vị).



    Viên Ca C 1.000 sandoz ngoài Ca gluconolactate còn có 1.000mg vitamin C; loại sirô calcinol, ngoài các muối Ca lactobionate, Ca gluconate còn có vitamin A (2.500 đơn vị), vitamin D3 (200 đơn vị), vitamin C (40mg), vitamin B12 (2,5mcg) và muối sắt (tương đương 5mg sắt). Thuốc chứa canxi có thể ở dạng viên, dạng sirô và có thể ở dạng tiêm (chỉ sử dụng trong trường hợp cấp cứu khi bị hạ canxi huyết). Tuy nhiên mọi thứ thuốc và cách dùng thuốc phải có sự chỉ dẫn của thầy thuốc để tránh quá liều có thể dẫn đến tình trạng tăng canxi huyết quá mức và lượng canxi dư thừa dễ tạo thành sỏi đường tiết niệu.



    Một số lưu ý khi bổ sung canxi



    Trong việc chọn dùng thuốc canxi cho người có thai nên chú ý một số điểm sau: Nếu người có thai không có bệnh lý gì thì dùng thuốc có canxi loại nào cũng được. Nhưng người có thai bị tăng huyết áp, tiền sản giật có chế độ hạn chế muối natri thì cần thận trọng khi dùng các loại thuốc canxi có lẫn natri , người có thai mắc tiểu đường cần thận trọng với các thuốc có hàm lượng đường trong đó. Trường hợp phải dùng thuốc lâu dài thì không nên dùng thuốc canxi có gốc lactate vì khi chuyển hóa trong cơ thể sẽ sinh ra nhiều acid lactic gây mệt mỏi.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương