Các nhà sản xuất dược phẩm bào chế ra viên thuốc với hàm lượng ví dụ như 100 mg hay 500 mg thông thường là dựa trên liều dùng một lần của người lớn. Trong khi ấy liều dùng của trẻ con thường là theo cân nặng, nên liều dùng giữa chúng rất khác nhau và càng khác xa liều dùng của người lớn.
Hơn nữa trẻ con thường hay sợ uống thuốc vì mùi, vị khó chịu. Do đó dạng thuốc thích hợp cho trẻ nhất chính là các thuốc dạng lỏng như: si rô thuốc, thuốc giọt. Tuy nhiên không phải lúc nào trên thị trường cũng có những dạng thuốc trên, thế là phụ huynh cứ phải bẻ, phải nghiền và băn khoăn liệu thuốc này nghiền có sao không?
Rơi vào những trường hợp như kể trên, phụ huynh có thể nghiền hay bẻ viên thuốc trừ những loại thuốc sau đây:
Các dạng thuốc cần để nguyên viên
Dạng thuốc cho tác dụng kéo dài
Đây là dạng thuốc được thiết kế thành nhiều lớp để thuốc đuợc phóng thích từ từ trong cơ thể. Lớp ngoài cùng sẽ tan trước rồi đến lớp kế, cứ thế đến phần trung tâm của viên thuốc là xong. Dạng thuốc này có chữ viết tắt sau tên thuốc như :
CD |
Controlled Dose |
CR |
Controlled Release |
CRT |
Controlled-release Tablet |
LA |
Long-acting |
SR |
Sustained Release |
TR |
Timed Release |
TD |
Time Delay |
SA |
Sustained Action |
XL |
Extended Release |
XR |
Extended Release |
Viên bao tan ở ruột
Có nghĩa là viên thuốc không tan ở dạ dày mà chỉ tan khi đến ruột non. Thuốc kích ứng dạ dày thường được bao tan ở ruột: ví dụ viên nén bao tan ở ruột Aspirin pH8. Phụ huynh không nên nghiền để hạn chế tác dụng phụ của thuốc. Có những thuốc dễ bị hỏng bởi dịch dạ dày cũng được bao tan ở ruột như omeprazol, tuy nhiên omeprazol có thể mở ra đếm hạt để chia liều cho trẻ uống nếu ở dạng nang chứa vi hạt tan trong ruột.
Thuốc có mùi vị khó chịu
Thường nhà sản xuất hay bao những viên thuốc này với đường để che lấp mùi vị, giúp trẻ dễ uống hơn. Nếu nghiền, lớp đường bao ngoài sẽ mất đi, uổng công nhà bào chế còn trẻ thì bị khó chịu khi uống thuốc.
Thuốc đặt dưới lưỡi
Nhìn một viên thuốc ta rất khó biết là nó là thuốc cần đặt dưới lưỡi do đó nên bảo quản thuốc trong bao bì của chính nó. Thuốc cho trẻ thường ít ở dạng này. Chúng ta hay gặp viên ngậm hơn như Dorithricin: thuốc loại này không được nghiền, bẻ nhỏ mà phải giữ nguyên vẹn để ngậm cho tan từ từ.
Dạng thuốc sủi bọt
Đây là dạng thuốc khi cho vào nước nó hòa tan nhanh chóng. Nhiều loại viên sủi khi nghiền hay bẻ nó không còn hòa tan nhanh nữa. Các vitamin và thuốc giảm đau hạ sốt hay được bào chế dưới dạng này. Phụ huynh không nên bẻ nhỏ viên sủi bọt hoặc bỏ nguyên viên vào miệng cho trẻ uống.
Ví dụ một số thuốc nên uống nguyên viên:
Tên thuốc |
Dạng bào chế |
Lý do không bẻ hay nghiền |
Aspirin PH8 |
Viên nén |
Viên bao tan trong ruột để tránh kích ứng dạ dày |
Cefuroxim |
Viên nén |
Thuốc rất đắng. Có dạng hỗn dịch cho trẻ em. |
Erythromycin dưới dạng stearate hoặc base |
Viên nén
|
Không bền ở dạ dày nên được bao tan trong ruột. |
Topamax® |
Viên nang |
Mùi vị khó chịu. |
Cách sử dụng thuốc viên:
– Tốt nhất là dùng nước đun sôi để nguội uống cả viên thuốc.
– Trước khi bẻ hay nghiền viên thuốc phụ huynh nên hỏi ý kiến dược sĩ xem có thuốc dưới dạng lỏng không, nếu không có thì nên hỏi tiếp liệu thuốc này, thuốc kia có thể bẻ hay nghiền được không?
– Nếu vẫn không được thì phụ huynh nên gặp bác sĩ điều trị cho trẻ để có hướng xử trí thích hợp.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh