Trả lời :
Trên thế giới hàng năm có khoảng 100.000 người tử vong do các biến chứng liên quan đến thoái hóa khớp. Người ta đã chứng minh rằng, bổ sung calci cùng với vitamin D thậm chí trong một thời gian ngắn cũng có thể làm giảm nguy cơ bị gãy xương và thoái hóa khớp do loãng xương gây ra, thậm chí vitamin D còn giúp sự hình thành và phục hồi xương.
Ở Việt Nam có khoảng 10% dân số bị thoái hóa khớp là người lớn tuổi, phụ nữ chiếm khoảng 60%, trong đó đa phần phụ nữ dễ bị loãng xương ở thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh vì ở giai đoạn này nội tiết tố suy giảm dẫn đến khả năng hấp thu và sử dụng calci suy giảm. Thoái hóa khớp chiếm khoảng 30-35% các bệnh xương khớp là căn bệnh tăng dần theo tuổi tác và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế cho người bệnh.
Để điều trị thoái hóa khớp có yếu tố liên quan đến calci, thầy thuốc thường dùng phối hợp các thuốc hạn chế sự giảm mật độ xương như calcitriol, calcitonin, acid alendronic kết hợp với calci, vitamin D và các thuốc kích thích tổng hợp hormon nội sinh như tibolon…
Trong một số trường hợp cần bổ sung thêm nội tiết tố như progesteron (đối với nữ) hay testosteron (đối với nam). Ngoài các thuốc trên, thầy thuốc có thể dùng thêm một số thuốc khác như glucosamin, sụn cá mập (shakcatilage, chondroitine).
Song song với việc dùng thuốc chữa bệnh, nên lấy phương châm phòng là chính, do đó người cao tuổi nên quan tâm đến chế độ ăn uống các thức ăn giàu calci như trứng, sữa, các thức ăn hải sản, sinh hoạt khoa học kết hợp với tập thể dục thể thao, tập dưỡng sinh để tăng cường vận động cho xương khớp.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh