Thời tiết lạnh rất thuận lợi cho virus gây bệnh tiêu chảy phát triển, một trong những đối tượng dễ bị tiêu chảy nhất là trẻ nhỏ. Và đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cao ở trẻ em. Theo nghiên cứu của các chuyên gia tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 2 tuổi lên đến 80%.
Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc tiêu chảy cấp là trẻ đi ngoài trên 3 lần trong một ngày, phân lỏng hơn bình thường.
Đối tượng dễ bị tiêu chảy nhất là trẻ nhỏ.
Mức độ tiêu chảy nặng hơn khi :
- Tiêu chảy kéo dài trên 2 ngày mà không thuyên giảm.
- Phân bé có lẫn máu. Máu có thể màu đỏ tươi, hồng, hoặc nâu đen lẫn nhầy như mũi.
- Bụng đau khi sờ ấn.
- Nôn ói nhiều, không thể cho ăn uống được.
- Có dấu hiệu mất nước nặng như da nhăn, mắt lõm, khóc không có nước mắt, thóp lõm, tiểu ít, bé lừ đừ…
Thực tế trong nhiều năm qua đã cho thấy bệnh tiêu chảy là dịch bệnh nguy hiểm đối với cộng đồng bởi:
- Tử vong có khi xảy ra trong vòng 3-4 giờ nếu người bệnh không được điều trị đúng.
- Bệnh lan truyền nhanh chóng đến nhiều người cùng lúc.
- Khi bệnh xảy ra, có thể thành dịch
Ngay khi có một người bị tiêu chảy, phải nhanh chóng xử lý bằng cách:
- Đổ dung dịch khử khuẩn lên phân, dịch nôn ói của người bệnh và tất cả đồ dùng của người bệnh.
- Đảm bảo mọi người sử dụng nhà vệ sinh và luôn giữ nhà vệ sinh thật sạch sẽ, khử khuẩn hay đổ dung dịch khử khuẩn vào nước làm sạch nhà vệ sinh.
- Không để ruồi đậu vào thức ăn và nhà vệ sinh.
- Đun sôi hay cho thêm chlorine vào nước uống, nước dùng để nấu ăn, rửa chén bát và các vật dụng khác.
Các thực phẩm nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy
- Gạo, khoai tây. Thịt gà nạc, thịt lợn nạc, cá nạc. Sữa đậu tương, sữa chua, sữa có ít hoặc không có lactoza. Dầu thực vật. Cà rốt, hồng xiêm, chuối, táo.
- Tùy theo lứa tuổi và chế độ ăn của trẻ trước khi bị tiêu chảy để sử dụng chế độ ăn thích hợp.
- Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi tiếp tục cho bú bình thường và tăng số lần bú.
- Trẻ từ 6 tháng tuổi cho bú mẹ, uống sữa ngoài, ăn thêm thức ăn giàu dinh dưỡng như thịt nạc, cá, trứng, sữa.
Các thực phẩm không nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy
- Nước giải khát công nghiệp.
- Thức ăn có chứa nhiều đường
- Thực phẩm có nhiều xơ hoặc ít chất dinh dưỡng, thực phẩm khó tiêu hóa
* Chú ý:
- Thức ăn cần mềm, nấu kỹ, cho ăn ngay sau khi nấu. Cho trẻ ăn thêm quả chín hoặc nước quả như: Chuối, cam, xoài, đu đủ, hồng xiêm
- Nếu trẻ ăn ít hoặc ăn vào bị nôn, thì cho ăn ít hơn và tăng số bữa lên so với thực đơn.
- Từ ngày thứ 5 nếu trẻ bớt tiêu chảy quay dần về chế độ ăn bình thường.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh