HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Sức khỏe sinh sản

    Một số bệnh có thể truyền từ mẹ sang con trong khi mang thai

    Có rất nhiều bệnh có thể truyền từ mẹ sang kể cả khi sinh và ngay cả khi cho con bú: Viêm gan B, lây truyền HIV, lậu, Mụn rộp,Bệnh u sùi ở cơ quan sinh dục, bệnh nấm ở cơ quan sinh dục, bệnh trùng roi,

    1. Viêm gan B

    Các con đường có thể lây nhiễm:

    • Mẹ truyền sang con: Đây là đường lây quan trọng nhất.
    • Đường tình dục: Bệnh viêm gan B có thể lây qua hoạt động tình dục cùng giới hoặc khác giới.
    • Truyền máu hoặc chế phẩm máu nhiễm siêu vi B hoặc tiếp xúc với dịch tiết của bệnh nhân viêm gan B, dùng chung kim tiêm có nhiễm siêu vi B….
    • Người mẹ bị nhiễm viêm gan siêu vi B trước khi có thai có thể truyền sang cho con khi đang mang thai. 
    • Trong lúc sinh hoặc khi cho con bú. Do hệ thống miễn dịch của trẻ chưa tự sản xuất ra kháng thể nên trẻ có xu hướng dễ nhiễm virus gây viêm gan B. 

    Để mẹ không lây truyền viêm gan B cho con, trước hết người mẹ bị viêm gan B phải điều trị bệnh ổn định trước khi mang thai và tiêm  phòng cho trẻ ngay sau khi sinh. Có thể tiêm huyết thanh đặc hiệu chống siêu vi B hoặc vắc xin hoặc cả hai. Tiêm vắc xin phòng viêm gan B cho trẻ theo đúng lịch tiêm chủng.

     

    Viêm gan B

    Tiêm vắc xin phòng viêm gan B

     

    2. Lây truyền HIV

     

    Lây truyền HIV từ mẹ sang con là một trong ba con đường lây nhiễm của HIV. Người mẹ nhiễm HIV có thể truyền HIV cho con trong cả ba thời kỳ: mang thai, khi sinh và cho con bú.


    – Khi mang thai:

     

    HIV từ máu của mẹ nhiễm HIV qua rau thai để vào cơ thể thai nhi. Sự lây truyền HIV trong thời kỳ mang thai có thể xảy ra sớm ngay khi thai nhi mới được 8 tuần tuổi và có thể kéo dài trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên người ta nhận thấy tỷ lệ lây truyền HIV qua nhau thai tương đối cao vào thời kỳ tuổi thai được trên 18 tuần. Khoảng 20-30% số trẻ em bị lây truyền HIV từ mẹ được cho là lây truyền qua bánh nhau. Tỷ lệ này có thể tăng lên, hay nói cách khác, nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con qua bánh nhau sang thai nhi tăng lên nếu tuổi của mẹ tăng lên hoặc khi mang thai rồi mẹ mới bị nhiễm HIV, vì khi đó nồng độ HIV trong máu rất cao. Tương tự như vậy, người mẹ bị nhiễm HIV ở giai đoạn muộn, tức là đã ở giai đoạn AIDS mới mang thai thì nguy cơ này cũng tăng lên.


    – Khi sinh:

     

    Cho dù có một tỷ lệ nhất định trẻ sơ sinh bị nhiễm HIV từ khi còn nằm trong tử cung, nhưng rất nhiều nghiên cứu cho rằng sự lây truyền HIV từ mẹ sang con thường xảy ra muộn vào thời kỳ chuyển dạ, hoặc khi đứa trẻ “đi qua” đường sinh dục của mẹ để ra ngoài khi trẻ đã tiếp xúc trực tiếp với dịch âm đạo hoặc máu của mẹ hoặc do sự trao đổi máu mẹ- thai nhi khi chuyển dạ.

    HIV từ nước ối, dịch tử cung, dịch âm đạo của mẹ xâm nhập vào đứa trẻ. Khi sinh HIV cũng có thể qua các vết loét ở cơ quan sinh dục mẹ mà dính vào cơ thể của trẻ sơ sinh. Người ta cũng cho rằng các cơn co tử cung mạnh cũng có thể đẩy HIV từ máu mẹ vào tuần hoàn của thai nhi.

     

    – Lây nhiễm với những trường hợp đẻ khó, chuyển dạ kéo dài, phần mềm của người mẹ bị dập nát, thai bị xây xước, sang chấn thì nguy cơ lây nhiễm HIV của trẻ tăng lên.

     

    – Vỡ ối sớm cũng là một nguyên nhân làm tăng nguy cơ này. Thời gian từ khi vỡ ối đến khi sinh càng dài thì nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con càng tăng lên, nhất là khi thời gian này kéo dài trên 4 giờ.


    – Khi cho con bú:

     

    Cho dù với nồng độ không cao nhưng HIV cũng có trong sữa mẹ nên nó có thể lây nhiễm cho trẻ khi chúng bú sữa người mẹ nhiễm HIV. Khi trẻ bú mẹ, HIV từ sữa mẹ có thể xâm nhập qua niêm mạc miệng, lưỡi, lợi của đứa trẻ và lây nhiễm cho trẻ này, nhất là trong trường hợp trẻ có các viêm nhiễm trong khoang miệng. Hoặc trong trường hợp vú mẹ có viêm nhiễm, có vết nứt hay khi trẻ mọc răng cắn gây chảy máu thì HIV còn có thể theo máu vào miệng trẻ, xâm nhập qua niêm mạc trong khoang miệng và gây nhiễm HIV cho trẻ. 

    • Những nguy cơ lây truyền HIV qua bú sữa mẹ sẽ tăng:
    • Mẹ nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS (nồng độ HIV trong máu mẹ cao)
    • Mẹ mới nhiễm HIV sau khi sinh con hay vào thời kỳ cho con bú mẹ mới bị nhiễm HIV (vì trong thời kỳ mới nhiễm HIV, nồng độ HIV trong máu mẹ cũng rất cao);
    • Thời gian cho trẻ bú dài (càng dài thì nguy cơ lây truyền HIV sang con càng cao);
    • Nuôi trẻ hỗn hợp: vừa cho trẻ bú mẹ, vừa cho ăn thêm ngoài (các thức ăn, đồ uống  khác có thể là nguyên nhân gây ra tiêu chảy làm tổn thương niêm mạc ruột. Điều này làm cho virus từ sữa mẹ dễ xâm nhập vào cơ thể trẻ).

    Vì vậy, để dự phòng và giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con, người phụ nữ nhiễm HIV mang thai cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn chăm sóc thai sản, theo dõi và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Trong quá trình chuyển dạ, cần tiếp tục hợp tác tốt với các thày thuốc sản khoa để giúp cho cuộc đẻ được thuận lợi và an toàn. Các bà mẹ cũng cần chủ động hỏi ý kiến các thầy thuốc về cách nuôi trẻ sau sinh, và tuân thủ các hướng dẫn về chăm sóc và điều trị của  thày thuốc.


    3. Lậu

     

    – Bệnh lậu do vi khuẩn Neisseria gonorrhea gây ra. Loại vi khuẩn này hay có ở những vùng ẩm ướt của cơ thể như âm đạo, dương vật, mắt, họng và trực tràng.

     

    – Bệnh lậu cũng có thể lây lan qua mọi hình thức quan hệ tình dục như qua đường miệng, đường âm đạo và trực tràng.  

     

    – Khi bị nhiễm lậu, các triệu chứng ở nữ giới thường không điển hình, tiến triển thầm lặng và ít khi có triệu chứng cấp tính.

     

    – Người mẹ mang thai mắc bệnh lậu nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, hoặc có điều trị nhưng không triệt để, thì bệnh từ người mẹ sẽ truyền cho con. Trẻ có thể nhiễm vi khuẩn lậu khi tiếp xúc với bộ phận sinh dục của mẹ khi sinh, trong đó bệnh hay gặp nhất là viêm kết mạc mắt ở trẻ sơ sinh do vi khuẩn lậu.

     

    Triệu chứng thường gặp: Sau khi sinh 3 ngày và thường xuất hiện ở cả hai mắt làm cho mi mắt trẻ biến dạng, phù nề, dính vào nhau, tiết nhiều mủ vàng xanh, kết mạc cương tụ và xuất huyết. Nếu không được điều trị có thể gây biến chứng loét, thủng giác mạc và dẫn đến mù… Ðôi khi trẻ bị lây nhiễm cả lậu và Chlamydia, thường từ chất tiết của cổ tử cung.

     

    Ngoài ra, Nếu bệnh lậu không được điều trị từ trước khi có thai có thể dẫn đến viêm tiểu khung. Đây là yếu tố nguy cơ gây chửa ngoài tử cung, tăng nguy cơ đẻ non cũng như các biến chứng có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ.

     

    Vì vậy, mọi phụ nữ mang thai có nguy cơ cao (có nhiều bạn tình, quan hệ tình dục với người bị bệnh mà không có dụng cụ bảo vệ), cần làm xét nghiệm để tầm soát ngay từ lần khám thai đầu tiên và lần nữa vào 3 tháng cuối của thai kỳ để hạn chế các biến chứng của bệnh. Bệnh có thể điều trị dễ dàng, do đó nên tham khảo ý kiến thầy thuốc nếu thuộc nhóm có nguy cơ cao hoặc có triệu chứng của bệnh lậu. 

    Ngoài ra, trẻ cũng có thể mắc các bệnh như mụn rộp (Herpes), nấm, bệnh do Chlamydia, Rubella… nếu mẹ mắc các bệnh trên.

     

     

     Bệnh lậu trong khi mang thai

    Bệnh lậu trong khi mang thai

    4. Mụn rộp (herpes)

     

    Nếu bị nhiễm virus herpes từ mẹ, trẻ chỉ có tổn thương ở một phần cơ thể nếu ở thể nhẹ nhưng sẽ có biểu hiện toàn thân nếu nhiễm ở thể nặng. Ở thể nặng, trẻ có những nốt phỏng nhỏ trên một vùng da nào đó; bệnh có thể xâm nhập cả vào bên trong cơ thể, kể cả não. khi đó trẻ có triệu chứng ngủ lơ mơ suốt ngày, thậm chí không thể đánh thức được.

     

    Trẻ nhiễm virus herpes bú kém, hay quấy khóc, tiêu chảy, khó thở và có thể lên cơn giật. Những bộ phận khác có thể bị tổn thương là mắt, gan và lách. Những trẻ bị nhiễm virus toàn thân có thể chết hoặc tàn phế vì di chứng não và mắt. Nếu qua khỏi, bệnh vẫn có thể tái phát ở tuổi thiếu niên nhưng thường chỉ gây tổn thương khu trú và không lan rộng nếu được điều trị.

     

    5. Bệnh u sùi ở cơ quan sinh dục

     

    Vì sự lây nhiễm virus gây u sùi có thể xảy ra ngay khi trẻ còn ở trong tử cung nên dù có mổ đẻ lấy thai ra cũng khó tránh khỏi nhiễm bệnh. Nếu trẻ bị nhiễm, u sùi có thể phát triển ở thanh quản, đôi khi ở khí quản và phổi, gặp nhiều nhất ở trẻ 2-5 tuổi, ít khi gặp ở tuổi vị thành niên; nhưng nếu có thì gây khản tiếng, thay đổi âm sắc, thở rít. Đa số trường hợp các u sùi tự khỏi nhưng đôi khi cũng tái phát, cũng có khi được cắt bỏ nhưng vẫn có thể mọc lại, có thể điều trị bằng tia xạ nhưng lại có nguy cơ phát triển ung thư sau này.

     

    U sùi ở cơ quan sinh dục cũng có thể gặp ở trẻ do lây nhiễm từ mẹ trong lúc đẻ nhưng đôi khi trẻ em lây nhiễm do bị lạm dụng tình dục. Tổn thương thường phát triển ở âm hộ, dương vật và hậu môn.

     

    6. Bệnh nấm ở cơ quan sinh dục

     

    Trẻ có thể bị nhiễm nấm từ mẹ khi đẻ. Tuy không nghiêm trọng nhưng làm cho trẻ khó chịu, quấy khóc. Nấm thường phát triển ở lưỡi và mặt trong má, thành từng đám trắng. Điều trị bằng nystatin hoặc bôi ngoài da thuốc kem chống nấm do thầy thuốc chuyên khoa da liễu chỉ định.

     

    Sự lây nhiễm có thể gây ra viêm mắt sơ sinh, viêm phổi và viêm ống tai. Viêm mắt sơ sinh thường xảy ra khoảng 2 tuần sau đẻ. Nếu không được điều trị, bệnh có thể trở thành mạn tính, dễ tái phát và có thể để lại sẹo ở giác mạc.

    Viêm phổi thường bộc lộ ở tuần lễ thứ 6 sau đẻ với các triệu chứng ho, thở gấp mặc dầu không sốt. Nếu ho nhiều có thể làm cho trẻ không bú được, không lên cân như những trẻ khác. Điều trị bằng erythromycine theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

     

    7. Bệnh trùng doi (trichomonas)

     

    Trẻ cũng có xuất tiết ở âm đạo hoặc ngứa ở âm hộ và cần được điều trị bằng metronidazole theo chỉ định của thầy thuốc.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội