Những nguyên nhân khiến bé không đủ dinh dưỡng
Bé trở nên mệt mỏi hoặc buồn ngủ trước khi bé nhận đủ sữa mẹ.
Bé khó khăn khi mút vú mẹ nên bé cũng không thể “ti mẹ” đến mức no. Cũng có thể do mẹ không đủ sữa hoặc do sữa không chảy xuống.
Bé tăng cân bình thường_niềm hạnh phúc của cha mẹ
Bé chỉ “ti” được lớp sữa đầu của mẹ là đã chán, không muốn “măm” nữa. Sữa mẹ được chia ra làm 2 loại: sữa đầu và sữa sau. Sữa đầu là loại sữa chảy ra rất nhanh ngay khi bé vừa “ti mẹ”. Sau đó, dưới sự kích thích bằng việc bé mút sữa, cơ thể mẹ sản sinh ra hoóc-môn oxytocin, kích thích sữa chảy ra tiếp. Sữa này gọi là sữa sau. Sữa sau nhiều calo hơn sữa trước. Nếu mẹ bị stress hoặc bị đau, mắc chứng bệnh mạn tính thì quá trình tiết sữa sau sẽ bị cản trở; do đó, bé sẽ không nhận được lớp sữa có chất lượng tốt.
Một số người mẹ nuôi con theo lịch trình cứng nhắc (tức là tuân thủ một cách máy móc mấy giờ cho bé “ăn sữa”) mà không dựa trên nhu cầu của bé (dù bé đang có dấu hiệu bị đói). Vì thế, bé thường nhận được ít dinh dưỡng hơn nhu cầu thực. Để tránh điều này, cần cho bé “ti mẹ” ngay khi bé cần.
Những lý do khác khiến bé kém bú: bé bị ốm, mắc các vấn đề về đường ruột như tiêu chảy, không dung nạp được sữa; một số trường hợp là do bé mắc chứng bệnh về tim mạch, chứng xơ hóa…
Dấu hiệu nhận biết bé đã bú đủ
Dưới 6 tháng tuổi, dấu hiệu bú no ở bé như sau:
– Bé làm ướt 6 – 8 chiếc tã mỗi ngày.
– Trong tháng đầu tiên, bé đi tiêu nhiều lần mỗi ngày. Sau một tháng tuổi, tần suất đi tiêu ở bé giảm đi.
– Khi bạn cho bé “ti”, bạn có thể nhìn thấy chuyển động quai hàm ở bé và nghe thấy tiếng bé mút sữa.
– Bầu ngực của mẹ trở nên mềm hơn sau khi cho bé bú.
Lưu ý: nếu bé có xu hướng ngủ khi bú, bạn thử cù nhẹ vào chân, đánh thức để bé tiếp tục “ti” mẹ. Nếu bé chưa “ti” đủ hai bên ngực mẹ mà đã ngủ, bạn nên dùng tay vắt sữa ở một bên ngực đang căng. Cách này kích thích sự sản xuất sữa mẹ cho bé dùng vào lần sau.
Làm gì khi bé chậm tăng cân?
Nên trao đổi với bác sĩ về tình trạng chậm tăng cân ở bé. Chỉ khi tìm ra nguyên nhân chính xác, bác sĩ sẽ chỉ định việc dùng thuốc điều trị và tăng cường lượng calo nạp vào cơ thể bé. Có thể cho bé dùng thêm sữa ngoài bên cạnh sữa mẹ hoặc tăng cường dinh dưỡng nếu bé đã bước vào tuổi ăn dặm. Sữa và những sản phẩm từ sữa, bột ngũ cốc, chất đạm thông qua dầu ăn, hoa quả tươi… là những gợi ý để bé nạp đủ dinh dưỡng, giúp tăng cân.
Cũng có trường hợp bé vẫn chậm tăng cân trong khi cha mẹ đã thử đủ mọi cách. Cha mẹ cũng không nên quá lo vì cân nặng còn phụ thuộc vào quá trình hấp thu dinh dưỡng ở mỗi bé. Đến một giai đoạn nào đó, nhiều bé sẽ phát triển nhanh, theo kịp đà tăng trưởng với các bé cùng tuổi.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh