Cháo sò huyết: sò huyết 1kg, gạo tẻ 200g, đậu xanh 1 nắm tay, gia vị đủ dùng. Sò huyết rửa sạch, lấy dao tách lấy ruột. Vo sạch gạo và đậu xanh đun thành cháo. Cháo chín cho sò huyết vào nấu chín sò huyết là ăn được. Món cháo giàu canxi, có tác dụng bổ máu, thích hợp cho phụ nữ ăn trong ngày kinh nguyệt và phụ nữ mới sinh con.
Cháo sò huyết rất giàu canxi
Cháo tôm nõn nấu hẹ: tôm nõn 10g, hẹ 30g, gạo ngon 100g, nước vừa đủ. Tôm nõn ngâm nước ấm khoảng 1 giờ, rau hẹ nhặt, rửa sạch, thái khúc nhỏ cho cùng gạo đã vo sạch nấu thành cháo. Khi cháo đã chín nhừ, cho tôm nõn giã nhỏ, đun sôi là dùng được. Mỗi ngày 1 thang, nên ăn trong vòng 1 tuần.
Cháo tôm nõn nấu hẹ
Cháo đậu xanh gan lợn: đậu xanh 20g, gạo tẻ 50g, gan lợn 200g, nước, gia vị vừa đủ. Đậu xanh và gạo đãi sạch, cho nước vào nấu thành cháo. Khi cháo nhừ, cho gan lợn đã băm nhỏ, nêm gia vị vừa đủ. Đậu xanh vị ngọt, hơi tanh, tính hàn có công dụng bổ nguyên khí, thanh nhiệt, giải độc, tiêu khát. Gan lợn vị ngọt, tính ôn, bổ gan dưỡng huyết.
Cháo đậu xanh gan lợn có tác dụng thanh nhiệt,giải độc
Cháo ích mẫu nấu đường đỏ: ích mẫu 120g, gạo tẻ ngon 50g, đường đỏ và nướcđủ dùng. Ích mẫu cắt khúc, rửa sạch cho vào nồi đun sôi, bỏ bã lấy nước. Gạo vo sạch, cho nước ích mẫu vào nấu thành cháo. Khi cháo nhừ cho đường đỏ đun sôi là dùng được. Nên ăn lúc đói, tốt nhất là vào buổi sáng, ăn liên tục trong 5 ngày. Món cháo ích mẫu có tác dụng hoạt huyết hóa ứ, chữa rong kinh, kinh nguyệt nhiều, có máu cục, máu đen.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh