1. Tác dụng của các loại Vitamin
Nhóm tan trong nước:
Vitamin B1: vitamin B1có tác dụng làm giảm viêm thần kinh và giảm đau. Kích thích gan bài tiết chất độc làm giảm phản ứng viêm của da. Do vậy, B1 được sử dụng trong các trường hợp chàm, zona, herpes, vảy nến, viêm da nói chung…
Vitamin B2: có nhiều trong ngô, trứng sữa, gan, ngũ cốc…, thiếu B2 gây hội chứng mắt – miệng -sinh dục, biểu hiện là viêm khóe miệng, nứt đỏ, bong vảy có thể lan đến mép mũi miệng giống như viêm da tiết bã, cơ quan sinh dục cũng bị viêm đỏ da bong vảy.
VitaminB6: có nhiều trong khoai tây, lúa mì, đậu, bắp, gan động vật. B6 như là một coenzym trong quá trình decarbonxy hóa và quá trình amin hóa của một số acid amin. Thiếu B6 gây bênh viêm da quanh mắt, mũi, miệng và gây viêm môi, lưỡi. B6 được chỉ định điều trị trong viêm niêm mạc miệng, viêm da tiết bã, viêm da ánh sáng.
Vitamin B5: có nhiều trong thịt, sữa, trứng, lúa mì, men bia. Thiếu B5 có thể gây rụng tóc, chàm, viêm mũi, viêm miệng.
Vitamin B12: thiếu B12 gây tăng sắc tố đối xứng ở chi, mặt, bàn tay, lưỡi có cảm giác rát bỏng, B12 giúp sự tổng hợp protein và sử dụng các aminoacid tạo thuận lợi cho sự hồi phục tế bào gan và tế bào thần kinh, tham gia vào quá trình tạo máu. B12 cùng với acid folic tham gia vào quá trình tổng hợp AND.
Vitamin C: có nhiều trong trái cây, rau xanh, đặc biệt là trong cam, chanh, bưởi… có vai trò quan trọng trong quá trình tạo collagen, làm tăng sức đề kháng của cơ thể, kích thích thượng thận bài tiết các corticosteroid, làm tăng sự trưởng thành của hồng cầu. Thiếu vitamin C có thể làm vết thương chậm lành, khiếm khuyết cấu tạo răng, vỡ mao mạch gây xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng. Vitamin C còn được hỗ trợ điều trị các chứng dày sừng nang lông, xạm da, viêm niêm mạc miệng, loét da lâu lành.
Vitamin C có nhiều trong trái cây và rau xanh
Vitamin H (biotine): có nhiều trong thịt, sữa, các loại quả có hạt đều có nhiều vitamin H. Thiếu hụt biotine có thể gây viêm da tróc vảy, viêm lưỡi xơ teo, tăng cảm, đau cơ, mệt mỏi, chán ăn thiếu máu nhẹ và gây rụng tóc.
Acid folic: thiếu acid folic gây ra thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, biểu hiện ngoài da là viêm lưỡi, viêm niêm mạc miệng, đôi khi có biểu hiện giảm sắc tố ngoài da.
Vitamin PP: có nhiều trong thức ăn như men bia, thịt, sữa, cám, cà rốt, cà chua, đậu hũ, gan, trứng, rau xanh và các loại ngũ cốc đặc biệt là trong hạt ngô. Thiếu PP gây ra bệnh Pellagra, tiêu chảy, viêm niêm mạc miệng, viêm môi, thiểu năng tâm thần.
Nhóm tan trong dầu:
Vitamin A: rất cần thiết cho thị giác, cho sự tăng trưởng, sự phát triển và sự duy trì của biểu mô. Vitamin A có nhiều trong gan, thận động vật, các chế phẩm từ sữa, trứng và dầu gan cá. Các carotenoid (tiền vitaminA) có nhiều trong cà rốt, trái cây có màu vàng, rau có màu xanh đậm. Thiếu vitamin A gây hiện tượng tăng sừng ở da, khô mắt, quáng gà lúc xẩm tối.
Vitamin D: có chức năng sinh học là duy trì nồng độ canxi và phospho bình thường trong huyết tương bằng cách tăng hiệu quả hấp thu các chất khoáng từ khẩu phần ăn ở ruột non và tăng huy động canxi, phospho từ xương vào máu. Vitamin D có nhiều trong gan cá, bơ, sữa, trứng… thiếu vitamin D sẽ gây còi xương ở trẻ em, yếu cơ . Vitamin D được hỗ trợ điều trị trong các trường hợp vảy nến, xơ cứng bì, luput ban đỏ…
Vitamin E: có nhiều trong dầu thực vật, mầm ngũ cốc, trứng…vitamin E ngăn cản ôxy hóa các thành phần thiết yếu trong tế bào, ngăn cản sự tạo thành các sản phẩm ôxy hóa độc hại. Vitamin E được chỉ định điều trị trong các trường hợp luput ban đỏ, xơ cứng bì, viêm bì cơ, dùng chống lão hóa da kết hợp với vitamin C, A và selenium.
2. Các chất vi lượng
Sắt: thiếu sắt gây viêm lưỡi, môi, biến dạng móng lõm hình muỗng, thiếu máu. Thừa sắt sẽ ứ đọng ở mô gây bệnh hemochromatosis, xơ gan, tăng sắc tố nâu trên da, bệnh cơ tim.
Kẽm: thiếu kẽm có thể gặp ở trẻ bú mẹ, ở những nơi có chế độ ăn giàu ngũ cốc, bệnh nhân có bệnh mạn tính. Thiếu kẽm gây ra bệnh đầu chi cơ thể ruột là một bệnh di truyền theo gen lặn do giảm hấp thu kẽm trong chế độ ăn.
Đồng: là một bệnh di truyền lặn phối hợp nhiễm sắc thể X làm giảm hấp thu đồng. Thiếu đồng biểu hiện cơ thể chậm phát triển, thoái hóa não, tóc thưa, giảm sắc tố, tổn thương động mạch.
Selenium: thiếu selenium có thể gây sạm da, hội chứng móng tay gắn chặt và rối loạn màu của móng tay chân.
Do vậy, chúng ta cần bổ sung các loại vitamin thiếu hụt bằng chế độ ăn và uống thêm vitamin tổng hợp. Bên cạnh đó, chế độ ăn đầy đủ các chất cần thiết sẽ làm tăng hiệu quả điều trị, chống lại bệnh tật và tăng cường sức khỏe cho cơ thể.
Dược sĩ Hưng
BIO KING – SỨC MẠNH MEN TIÊU HÓA
Xem chi tiết sản phẩm tại đây.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh