1. Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng
Cũng giống như khi mang thai, sau khi sinh các bà mẹ nên duy trì chế độ ăn uống hoàn hảo. Vậy thế nào được coi là một chế độ ăn uống hoàn hảo đối với phụ nữ trong giai đoạn cho con bú?
Đó là chế độ ăn bao gồm nhiều loại vitamin, khoáng chất, các chất đạm cần thiết. Theo các chuyên gia, những bà mẹ đang trong giai đoạn cho con bú nên bổ sung khoảng 2.700 đơn vị calo mỗi ngày (nhiều hơn 500 đơn vị calo so với những người bình thường).
2. Nước
Nhiều bà mẹ thường quan niệm rằng việc uống nhiều nước sẽ có tác dụng làm tăng lượng sữa. Tuy nhiên, điều này cũng không hoàn toàn đúng, tuy nhiên bạn vẫn nên uống đủ lượng nước cần thiết để tránh hiện tượng khử nước trong cơ thể. Bạn hãy uống nước bất cứ khi nào bạn cảm thấy khát, ngoài nước lọc bạn cũng có thể uống thêm sữa, nước ép trái cây.
Các bà mẹ nên uống đủ lượng nước cần thiết
3. Cà phê
Cà phê luôn được xem là loại đồ uống không có lợi cho sức khỏe. Và đối với phụ nữ sau khi sinh cũng không phải là một ngoại lệ, nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc thu nạp một lượng lớn cafein (nhiều hơn 3 cốc mỗi ngày) có thể chính là “thủ phạm” khiến cho trẻ trở nên cáu bẳn và khó ngủ.
4. Dị ứng
Đôi khi việc thu nạp thực phẩm của mẹ chính là nguyên nhân gây nên dị ứng ở trẻ bú mẹ. Các loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao như những đồ ăn có chứa nhiều loại gia vị, hải sản hay các loại thực phẩm chế biến từ bơ sữa.
Khi bị dị ứng bé thường có những biểu hiện như tiêu chảy, mẩn ngứa, đầy hơi, da khô. Trong trường hợp này bạn cần kiểm tra lại những loại thực phẩm đã ăn để tìm ra nguyên nhân.
Tuy nhiên, cũng xin nhắc bạn rằng đây là hiện tượng bé dị ứng với loại thực phẩm bạn thu nạp vào, chứ không phải là dị ứng với sữa mẹ, vì thế bạn không nên dừng cho trẻ bú sữa.
5. Thuốc lá
Trong giai đoạn mang thai cũng như sau khi sinh bạn nên từ bỏ và tránh xa thuốc lá.
Trong thuốc lá có chứa chất nicotine, gây nên những tác động tiêu cực đến việc sản sinh ra lượng sữa mẹ. Nguy hiểm hơn việc hút thuốc hay là “nạn nhân” (người hít phải khói thuốc lá) của thuốc lá sẽ khiến bé mắc phải những căn bệnh liên quan đến hô hấp mãn tính hay gây nhiễm trùng tai.
6. Rượu
Uống ruợu sẽ khiến các cơ vận động của trẻ chậm phát triển, là nguyên nhân làm cho bé khó tăng cân.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng nếu bạn thật sự không thể bỏ được rượu, thì mỗi ngày bạn chỉ nên hạn chế sử dụng 1 ly nhỏ và cần đặc biệt lưu ý không cho bé bú sau 2 giờ bạn uống rượu.
7. Thuốc
Việc dùng thuốc khi cho con bú cũng rất cần phải cẩn trọng, tránh những ảnh hưởng xấu đến nguồn sữa mẹ.
Các minh chứng cũng đã chỉ ra rằng, trong khi cho con bú, vì điều kiện sức khỏe bạn vẫn có thể sử dụng các loại thuốc đặc trị những căn bệnh mãn tính như cao huyết áp, tiểu đường, hen suyễn để trị bệnh. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc lựa chọn loại thuốc, để hạn chế tới mức thấp nhất những nguy cơ gây ảnh hưởng không tốt đến bé yêu. Để an toàn cho cả mẹ và bé bạn đừng quên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc, không nên tự ý mua và uống thuốc, sẽ rất nguy hiểm.
Dược sĩ Hưng
CANXI KING – LỚN CÙNG TRẺ EM
Xem chi tiết sản phẩm tại đây.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh