HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Kiến thức y khoa

    Trẻ bị say nắng: Cách xử lý và phòng ngừa

    1. Những dấu hiệu trẻ đang bị say nắng
     
    Khi cơ thể bị nóng quá mức, trung tâm điều hòa nhiệt độ ở thân não ứng biến bằng cách tiết mồ hôi để hạ bớt sức nóng của cơ thể. Tuy nhiên đối với trẻ em, trung tâm này chưa phát triển hoàn chỉnh nên sự giải nhiệt không tốt, khiến trẻ rất dễ bị say nắng khi cơ thể phải phơi nắng quá lâu. Nếu không cấp cứu kịp thời, trẻ có thể tử vong. Những dấu hiệu gợi ý sau đây báo hiệu trẻ đang bị say nắng:
     
    – Mệt mỏi, mắt lờ đờ.
     
    – Cơ thể nóng ran, mặt đỏ gay, thân nhiệt lên đến 41độC.
     
    – Trẻ than đau đầu, chóng mặt, hoa mắt.
     
    – Trẻ có giác buồn nôn, ói mửa.
     
    – Một số trẻ có thể bị ngất xỉu.
     
    – Nhịp thở yếu, nhanh.
     
    – Mạch nhanh yếu, khó bắt, hoặc thậm chí không bắt được mạch.
     
    – Trường hợp say nắng nặng, trẻ sẽ hôn mê hoàn toàn và lên những cơn co giật.
     
    Sơ cứu đúng cách trẻ bị say nắng
     
    Khi trẻ bị say nắng, cần nhanh chóng tìm phương tiện đưa trẻ đi cấp cứu tại một cơ sở y tế gần nhất để bảo đảm sự an toàn cho trẻ. Trong khi chờ đợi, phụ huynh phải thật bình tĩnh thực hiện ngay một số biện pháp sau đây:
     
    – Nhanh chóng đưa trẻ đến chỗ thoáng mát như phòng thông gió, hành lang có mái che hoặc dưới tán cây có nhiều bóng mát.
     
    – Cởi hết quần áo trẻ giúp trẻ hạ nhiệt và dễ thở.
     
    – Dùng khăn thấm nước mát đắp lên đầu, lên trán trẻ để giải nhiệt.
     
    – Dùng một khăn khác, cũng thấm nước mát, lau nhẹ nhàng mình mẩy, chân tay của trẻ.
     
    – Cho trẻ uống nước đầy đủ (nước trái cây, nước khoáng, hoặc nước đã đun sôi để nguội). Cho trẻ uống thật từ từ, từng chút một để tránh làm cho trẻ bị nôn.
     
    Những biện pháp kể trên cũng cần được tiếp tục thực hiện trong xe trên đường đến bệnh viện vì chúng rất hữu ích cho việc xử trí say nắng tiếp nối khi trẻ đến bệnh viện.
     
    2. Chế độ ăn uống khi trẻ bị say nắng
     
    Khi bị say nắng, ngoài việc phải điều trị kịp thời, chế độ ăn uống cũng phải được chú ý:
     
    – Cần cho trẻ uống đủ nước nhưng không uống một lúc quá nhiều. Vì bổ sung một lượng nước lớn sẽ làm loãng dịch vị dạy dày, gây khó khăn cho tiêu hoá. Ngoài ra, nó còn dẫn đến phản xạ vã mồ hôi, làm cho cơ thể bị mất nhiều nước, chất muối, có thể bị co giật.
     
    – Không cho trẻ ăn các loại hoa quả ướp lạnh. Vì người bị say nắng thường có tỳ vị yếu. Ăn hoa quả để trong tủ lạnh và những thức ăn lạnh sẽ làm tổn hại dương khí của tỳ vị, hơi lạnh không tiết ra được, có thể dẫn đến những triệu chứng như bị đi ngoài, đau bụng.
    Trẻ bị say nắng: Cách xử lý và phòng ngừa
     
    Không nên cho trẻ ăn hoa quả lạnh khi bị say nắng
     
    – Sau khi bị say nắng nên kiêng cho trẻ ăn những thức ăn nhiều dầu mỡ. Vì các chất này sẽ khiến cho một lượng lớn máu ứ lại ở đường tiêu hóa, làm giảm đi lượng máu cung cấp cho não, làm cho con người cảm thấy mệt mỏi thêm.
     
    3. Phòng ngừa chứng say nắng ở trẻ
     
    – Nên cho trẻ uống nhiều nước khi đi ra ngoài trời nắng nóng vì trẻ sẽ bị đổ mồ hôi nhiều và cơ thể rất dễ bị mất nước. Trẻ còn bú mẹ nên cho trẻ bú mẹ càng nhiều càng tốt. Những trẻ phải luyện tập thể lực hoặc tham gia các trò chơi vận động ngoài trời thì lượng nước mất sẽ nhiều hơn như vậy cần cho trẻ uống nước ngay cả khi trẻ chưa cảm thấy khát.
     
    – Hạn chế tối đa việc cho trẻ đi ra ngoài đường trong giờ nắng nóng cao điểm từ 11h – 4h chiều. Và khi đi ra nắng, hãy đảm bảo toàn cơ thể của trẻ cần được che nắng kín đáo như mặc áo dài tay, quần dài cho trẻ, đeo khẩu trang và đội mũ rộng vành cho trẻ để hạn chế tác hại sức nóng của ánh nắng mặt trời.
     
    – Cần tránh đột ngột sự tiếp xúc với nắng nóng. Không nên để trẻ quá gắng sức khi luyện tập thể lực hoặc chơi đùa ngoài nắng. Khi trẻ cảm thấy mệt mỏi, ra mồ hôi quá nhiều nên khẩn trường đưa trẻ vào chỗ râm mát để nghỉ ngơi.
     
    – Mặc cho trẻ quần áo thoáng, mát, màu nhạt để dễ thấm mồ hôi và thoát nhiệt, và giúp tránh hấp thụ nhiệt từ môi trường.
     
     
    – Không được để trẻ nhỏ một mình trong xe hơi trong thời tiết nóng bức vì bé có thể bị say nắng nhanh khi tự ý mở cửa xe ra ngoài.
     
    – Khi cần phải cho trẻ tập luyện ngoài trời nắng thì trước đó vài ngày nên có thời gian cho trẻ ra nắng để cơ thể trẻ quen dần với tác động của nắng nóng. Tránh cho trẻ tập luyện quá sức ở ngoài trời nắng. Nếu trẻ cảm thấy khó chịu, cho trẻ ngừng ngay việc tập luyện và vào chỗ có bóng mát nghỉ ngơi.
     
    – Nếu trẻ phải thường xuyên tập luyện, học tập ngoài nắng thì nên cho trẻ giải lao sau một khoảng thời gian, cho trẻ vào chỗ có bóng mát nghỉ ngơi và uống nước. Tuy nhiên, nên uống từ từ, uống bằng nước ấm, không nên lạm dụng nước đá, nên uống nước ngay cả khi không khát.
     
    – Ăn nhiều rau xanh và hoa quả cũng giúp cơ thể chống lại say nắng: Bí đao có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc, mướp có thể chống nắng, khử gió, tiêu đờm, mướp đắng giúp giải nhiệt, dưa chuột có thể giúp đường ruột thải ra những chất có độc hại, bí đỏ bổ trung, ích khí, tiêu viêm, giảm đau. Ngoài ra, ăn các loại cà chua, rau xà lách, măng tươi cũng có lợi cho cơ thể chống lại say nắng.
     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương