HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Kiến thức y khoa

    Nước bọt

    1. Tuyến nước bọt
     
    Mỗi ngày tất cả chúng ta thường sản xuất khoảng 1.7 lít nước bọt – một chất tiết giống như nước gồm có chất nhầy và chất dịch. Nó có chứa enzyme ptyalin giúp tiêu hóa và một hóa chất được gọi là lysozyme có vai trò của một chất diệt khuẩn giúp bảo vệ miệng khỏi bị nhiễm trùng. Vì vậy nước bọt là một chất sát khuẩn nhẹ. 
     
    Nước bọt được ba đôi tuyến có vị trí trong mặt và cổ sản xuất: đôi tuyến mang tai, đôi tuyến dưới hàm và đôi tuyến dưới lưỡi. Ngoài ra còn có nhiều tuyến nhỏ hơn nằm rải rác trong miệng. Mỗi tuyến nước bọt được cấu tạo bởi các ống phân nhánh, được sắp xếp chung với nhau và lót bằng các tế bào phân tiết. Chức năng của các tế bào phân tiết thay đổi giữa các tuyến và các chất dịch chúng tiết ra cũng khác nhau.
     
    Tuyến mang tai là tuyến lớn nhất trong các tuyến nước bọt và có vị trí ở cổ, nằm tại góc hàm và kéo dài lên ngang xương má ngay phía trước tai. Nước bọt của tuyến mang tai chảy vào má từ các ống dẫn chạy tới từ chính các tuyến. So với các tuyến nước bọt khác, tuyến mang tai sản xuất một chất giống như nước và có chứa một số lượng ptyalin tăng lên – một enzyme để tiêu hóa tinh bột.
     
    Nước bọt
    Ba đôi tuyến nước bọt chính
     
    Mặc dù các tuyến mang tai là tuyến nước bọt lớn nhất, nhưng chúng chỉ sản xuất khoảng một phần tư tổng số lượng nước bọt. Các tuyến dưới hàm, đúng như tên nó, nằm ở hàm bên dưới các răng sau và các tuyến dưới lưỡi (cũng đặt tên thích hợp) nằm ở dưới lưỡi trên sàn miệng. Cả hai tuyến này tiết ra chất dịch ở hai bên hàm lưỡi (một dải mô nhỏ dính từ đáy lưỡi nối với sàn miệng). Các tu và có vị trí ở cổ, nằm tại góc hàm và kéo dài lên ngang xương má ngay phía trước tai. Nước bọt của tuyến mang tai chảy vào má từ các ống dẫn chạy tới từ chính các tuyến. So với các tuyến nước bọt khác, tuyến mang tai sản xuất một chất giống như nước và có chứa một số lượng ptyalin tăng lên – một enzyme để tiêu hóa tinh bột.
     
    2. Thành phần của nước bọt
     
    Nước bọt tiết ra trong miệng mỗi người, là một dung dịch sinh hóa phức tạp. Trong đó, nước chiếm đến 98% khối lượng nhưng 2% còn lại mới quan trọng. Người ta phát hiện hơn một trăm chất với hàm lượng khác nhau, bao gồm hàng chục loại muối khoáng, chất nhầy, kháng sinh hơn chục loại men, nhiều vitamin, nguyên tố vi lượng, axit hữu cơ và nội tiết tố rất cần thiết cho cơ thể, như amylase trợ giúp tiêu hóa, lysozyme kháng khuẩn, immunoglobulin tăng cường miễn dịch… Tất cả những thứ đó hòa quyện lại khiến nước bọt trở thành… nước bọt, một dung dịch sanh sánh, dinh dính, trong suốt và tạo bọt khi bị xáo trộn.
     
    3. Tác dụng của nước bọt
     
    Tác dụng chính của nước bọt
     
    – Nước bọt có tác dụng trong việc tiêu hoá thức ăn bằng cách phân huỷ chất bột nhờ men amylase.
     
    – Làm ẩm ướt miệng, thấm ướt thức ăn khiến cho dễ nuốt.
     
    – Sát khuẩn miệng nhờ các lysozyme và các kháng thể.
     
    Nước bọt chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn
     
    Nước bọt có tính kiềm, luôn phủ một màng mỏng trên bề mặt răng để ngăn chặn và trung hòa các thứ chua xâm nhập. Sau khi ăn, thức ăn thừa trong miệng lên men thành axit, làm men răng bị hư hại. Nước bọt sẽ “tung võ”, “ra tay” điều chỉnh độ pH trong miệng, răng bạn được an toàn. Không những thế, chất khoáng trong nước bọt (canxi, photpho…) còn góp phần vào việc khoáng hóa, tái tạo men răng ở những chỗ vừa bị ăn mòn. 
     
    Nước bọt còn chứa các chất kháng sinh và sát trùng nên nghiễm nhiên nó đóng vai trò là đồn biên phòng chống lại sự xâm nhập của vi trùng, vi khuẩn và phần nào cung cấp chất miễn dịch, phòng chống bệnh truyền nhiễm. Có lẽ vì lý do này mà bạn thấy các loài thú bị thương, kể cả chó mèo đều dùng lưỡi liếm mãi vết thương của mình. Chúng đã khôn ngoan lấy nước bọt để chống nhiễm trùng. 
     
    Nước bọt có thể chẩn đoán bệnh
     
    Kể từ những đề xuất đầu tiên vào cuối những năm 1970, phân tích nước bọt trở thành một xét nghiệm sinh hóa thịnh hành ở rất nhiều nước bởi kẻ “phục vụ trung thành” này kể cho bác sĩ nghe một cách khách quan về tình trạng sức khỏe, bệnh tật của bạn. Nhìn vào thành phần nước bọt, các bác sĩ phát hiện được bao nhiêu điều mà trước đây người ta phải phân tích máu, nước tiểu mới biết. Đặc biệt, sử dụng mẫu nước bọt để phát hiện chất gây mê, chất kích thích, sẽ cho kết quả chính xác hơn nhiều so với thử bằng nước tiểu. Nguyên nhân là do nước bọt ít nhạy cảm với sự xáo trộn của cơ thể so với nước tiểu. Trước khi thử bằng nước tiểu hoặc máu, bệnh nhân phải kiêng khem nhiều thứ. Hơn nữa, một số loại thuốc phiện có thể xuất hiện ở nước bọt trong một thời gian dài trước khi chúng xuất hiện trong nước tiểu. Trong khi đó, lấy mẫu nước bọt lại không gây đau đớn, nhanh hơn và dễ dàng hơn so với lấy mẫu vật bằng máu và nước tiểu.
     
    Nếu từ máu hoặc nước tiểu các bác sĩ có thể xét nghiệm sự may mắn của một cặp vợ chồng có tin vui thì phân tích nước bọt – với độ chính xác 98% so với hai loại mẫu thử trên, cũng phát hiện được nguồn tin này. 
     
    Trực tiếp hơn, nước bọt cho biết sớm những bệnh về răng miệng sắp xảy ra ở trẻ em để có biện pháp ngăn ngừa. Nó còn chỉ ra một cách nhanh chóng sự ngộ độc hóa chất, thực phẩm, nhất là sự ngộ độc do dư lượng các thuốc trừ sâu trong thức ăn. 
     
    Gần đây, một nhóm nghiên cứu các nhà nghiên cứu Đại học Y Los Angeles phân tích ARN trong nước bọt đã chuẩn đoán được ung thư miệng và ung thư vòm họng. 
     
    Với các nhà sinh – hóa, mỗi sự biến đổi nhỏ trong thành phần nước bọt đều giúp nhận ra kẻ thù của cơ thể. pH nước bọt thấp chứng tỏ người đó bị bệnh giun, người mắc bệnh tâm thần thì tỷ lệ Na+, K+ trong nước bọt sẽ thay đổi khác thường, còn người bị cao huyết áp thì nồng độ Na+ giảm, nồng độ K+ tăng.
     
    Với các nhà điều tra hình sự thì sao? Chỉ một vết nước bọt dính trên đầu mẩu thuốc lá rớt lại trên hiện trường, đủ là một chứng cứ đặc biệt tin cậy chỉ tên gã hung thủ trong vụ án ly kỳ.
     
    Nước bọt chữa bệnh
     
    Nước bọt không chỉ là người bạn đồng hành cùng chúng ta trong cuộc sống mà còn là bài thuốc hiệu nghiệm. Do có khả năng biến đổi một số độc tố thành vô hại nên nước bọt giúp phòng ngừa ung thư. Các nhà khoa học đã dùng thịt cá nướng cháy (thường được coi là món ăn có thể dẫn tới ung thư), trộn chúng với nước bọt, giữ ở môi trường nuôi cấy nhiệt độ 370C, qua 24 giờ, kết quả thật bất ngờ, số lượng tác nhân gây ung thư giảm rõ rệt.
     
    Các nhà nghiên cứu Pháp đã phát hiện trong nước bọt của người có chất giảm đau mạnh hơn morphin nhiều lần được đặt tên là opiophin. Các nhà sinh học thuộc Viện Sức khỏe Hoa Kỳ xác định trong nước bọt người và động vật có chứa một loại protein giúp mau lành vết thương và chống nhiễm khuẩn, được đặt tên là SLPI. Nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy, trong nước bọt có nhiều IgA và các hormon có tác dụng thúc đẩy quá trình phân chia và sinh trưởng của tế bào, kéo dài tuổi thọ và làm giảm sự suy thoái của tổ chức cơ thể.
     
    Theo kinh nghiệm dân gian, người ta có thể dùng nước bọt buổi sáng để chữa mụn hạt cơm bằng cách bôi liên tục nước bọt vào buổi sáng từ 5-10 ngày, hạt cơm sẽ tự teo và rụng đi mà không để lại dấu vết gì. Ngoài tác dụng chữa mụn nhọt sưng đau, bỏng da nông, người ta còn dùng nước bọt chữa muỗi đốt rất hiệu quả bằng cách dùng nước bọt bôi liên tục 30 phút 1 lần sẽ có tác dụng làm hết ngứa và sưng đau.
     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội