1. Ý nghĩa và mục đích của việc kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân
Ý nghĩa
– Đánh giá sức khoẻ một cách tổng quát.
– Phát hiện những bệnh lý truyền nhiễm ví dụ như viêm gan B hay HIV…
– Kiểm tra và phát hiện những bệnh lý do di truyền.
– Tầm soát và phát hiện bất cứ bệnh lý nào liên quan đến vấn đề sinh sản.
Mục đích kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân
– Tầm soát bệnh di truyền:
Bệnh di truyền từ bố mẹ sang con cái, có thể không biểu hiện rõ ràng về thể chất, hoặc chưa biểu hiện trong giai đoạn hiện tại. Tầm soát về các bệnh di truyền có thể tránh được sự truyền nhiễm cho em bé sau này, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra mà không biết. Các bệnh di truyền phổ biến như tâm thần, các bệnh liên quan đến máu như ung thư máu, bệnh đái tháo đường…
– Tầm soát bệnh truyền nhiễm:
Bao gồm các bệnh lây qua đường tình dục, trong đó có HIV. Rất nhiều bạn trẻ vì coi thường việc kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân, lại quá tin tưởng người yêu, nên không ít trường hợp sau khi kết hôn mới phát hiện vợ/ chồng nhiễm HIV, và lúc đó thì đã quá muộn. Để tầm soát các căn bệnh truyền nhiễm, thủ tục xét nghiệm máu có thể cho các kết quả về các loại bệnh truyền nhiễm này.
– Tầm soát vô sinh:
Con cái đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc sống hôn nhân của bất kỳ đôi vợ chồng nào, và dường như, đây là vấn đề quan tâm nhất của việc kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân. Không thể phủ nhận rằng, xã hội hiện tại với môi trường ô nhiễm, lối sống cẩu thả của các bạn trẻ ngày nay đã làm con số mắc chứng vô sinh, hay không có khả năng thụ thai… tăng lên nhiều lần. Vì vậy kiểm tra sớm giúp 2 bạn sớm có phương pháp điều trị kịp thời.
2. Các bệnh và xét nghiệm cần kiểm tra
Các bệnh cần kiểm tra
– Bệnh tiểu đường
– Bệnh gan, thận.
– Bệnh về máu….
– Bệnh giang mai.
– Bệnh HIV.
Các xét nghiệm cần kiểm tra
– Khám lâm sàng, hỏi tiền sử bệnh lý
– Đánh giá lượng mỡ trong cơ thể
– Xác định chỉ số khối cơ thể BMI
– Phân tích nước tiểu
– Điện tâm đồ 12 điện cực (nam)
– Nhóm máu
– Đường huyết
– Chỉ số Lipid
– Xét nghiệm huyết học bao gồm cả chỉ số máu lắng
– Điện di Haemoglobin
– Kiểm tra huyết thanh nhằm phát hiện bệnh hoa liễu, viêm gan B, HIV, bệnh rubella (nữ)
– Kiểm tra hooc-môn: E2, FSH, LH, Progesterone (nữ), Testosterone (nam)
– Phân tích tinh dịch (nam)
– Siêu âm vùng chậu (nữ)
– Kết quả kiểm tra và đánh giá lâm sàng.
Thời gian cần kiểm tra
Trước khi cưới khoảng 6 tháng, 2 bạn nên đi kiểm tra sức khỏe. Nếu phát hiện thấy bệnh, cả hai sẽ cùng có thời gian để điều trị dứt điểm trước khi tiến hành đám cưới và có thể có em bé ngay sau khi kết hôn.
3. Những người cần kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân
Tất cả các cặp đôi chuẩn bị kết hôn đều nên kiểm tra sức khỏe ngay cả khi họ cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh. Những vấn đề được phát hiện sớm sau khi có kết quả kiểm tra sẽ được các bác sĩ tư vấn những biện pháp phòng ngừa, hoặc thay đổi lối sống… để duy trì cuộc hôn nhân khỏe mạnh, hạnh phúc.
Tất cả các cặp đôi chuẩn bị kết hôn đều nên khám sức khỏe tiền hôn nhân
Khi tỷ lệ vô sinh ngày càng gia tăng và đang trở thành một vấn nạn trong giới trẻ thì việc tầm soát sức khỏe tiền hôn nhân là việc làm thiết thực trước khi kết hôn. Tầm soát sức khỏe tiền hôn nhân giúp các bạn trẻ hiểu biết sâu sắc hơn về sức khỏe của chính bản thân cũng như chức năng làm bố, làm mẹ của mình. Đây là một việc làm khoa học cần nhân rộng trong cộng đồng xã hội.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh