HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Thuốc quý quanh ta

    Công dụng của Atisô

    1. Mô tả

    Atisô là cây thuốc nguồn gốc Ðịa Trung Hải, được người Pháp di thực vào trồng ở Việt Nam từ hàng trăm năm nay ở các vùng có khí hậu ôn đới như Ðà Lạt (Lâm Ðồng), Sapa (Lào Cai), Tam Ðảo (Vĩnh Phúc). Ðến nay Atisô được phát triển trồng ở nhiều nơi, kể cả vùng đồng bằng như Hải Dương cây vẫn phát triển tốt.
     
    Atisô có một thân rễ to với một hệ thống rễ chằng chịt. Thân cây thẳng đứng, có rãnh, phân nhánh và dài từ 1 – 1,5m. Lá to rộng, xanh xám, xẻ thùy sâu, gân lá nổi, không có gai và có lông trắng ở mặt dưới. Cụm hoa hình đầu, to hơn 10cm, mọc ở ngọn, màu đỏ tím hoặc tím lơ nhạt, lá bắc ngoài của cụm hoa rộng, dày và nhọn, đế cụm hoa nạc phủ đầy lông tơ, mang toàn hoa hình ống. Quả nhẵn bóng, màu nâu sẫm có mào lông.
     
    Công dụng của Atisô
     
    Cây atiso
     
    Cụm hoa và lá bắc có phần gốc nạc, thường được dùng làm rau ăn và làm thuốc. Lá hái lúc cây sắp ra hoa hoặc mới ra hoa, dùng làm thuốc. Lá Atisô thu hái vào năm thứ nhất của thời kỳ sinh trưởng hoặc vào cuối mùa hoa. Khi cây trổ hoa thì hàm lượng hoạt chất giảm, vì vậy, thường hái lá trước khi cây ra hoa. Có tài liệu nêu là nên thu hái lá còn non vào lúc cây chưa ra hoa. Ở Đà Lạt, nhân dân thu hái lá vào thời kỳ trước tết Âm lịch 1 tháng.
     
    Hoa atisô thường được dùng để ăn trong dân gian, tuy nhiên theo nghiên cứu của bác sĩ Goetz đăng trên tạp chí Phythothérapie thì phần chứa đầy đủ các hoạt chất nhất lại là các lá to trên thân cây. Trong lá có chứa các acid phenolic (cynarin, acid cafeic (1%), các dẫn chất acid 1,5 dicafeoylquinin, acid 5-càeoylquinic), acid alcoolic (acid malic, citric, succinic), flavonoid (luteolin, apigenic), đường, muối kali và magne chiếm 15% khối lượng lá khô và đặc biệt là sự hiện diện của hợp chất sesquiterpen lactone (cynaropicrin) không có trong hoa, quả, rễ. Ngoài ra trong một số nghiên cứu gần đây, dịch chiết atisô từ lá có khả năng kháng nấm (candida albicans, aspergillus niger) mạnh nhất so với dịch chiết từ hoa và thân.
     
    Công dụng của Atisô
     
    Hoa atiso
    2. Về tác dụng dược lý
     
    Các nhà khoa học Pháp, Liên Xô cũ, Nhật và Thụy Sĩ đã chứng minh các tác dụng của Atisô cụ thể là: Tiêm tĩnh mạch dung dịch Atisô sau 2 – 3 giờ lượng mật bài tiết gấp 4 lần. Cho uống hoặc tiêm dung dịch Atisô làm hạ cholesterol và urê trong máu. Tăng lượng nước tiểu, tăng hàm lượng urê trong nước tiểu. Hoa Atisô có tác dụng giảm viêm, hạ cholesterol trong máu. Atisô không độc. 
     
    3. Công dụng của atisô
     
    Hoa và cụm lá bắc Atisô dùng làm rau ăn. Nấu canh hoặc hầm với xương lợn hay nấu với gan lợn, ăn rất bổ. Với bệnh nhân đái tháo đường có tác dụng hạ lượng đường trong máu, ngoài ra còn có tác dụng nhuận gan, nhuận tràng, lợi tiểu, giải độc. Lá Atisô (và các chế phẩm chiết suất toàn phần như cao lỏng, cao đặc, cao khô Actisô) có tác dụng lợi tiểu, tăng tiết mật, thông mật, hạ cholesterol máu. Bảo vệ gan chống độc (do sự có mặt của 6 chất trong nhóm polyphenol và 10 chất nhóm acid alcol cùng các flavonoid).
     
    Tuy vậy, dù sao khi sử dụng Atisô làm thuốc bắt buộc phải có liều lượng và không được lạm dụng. Bởi ngay khi cơm ta ăn quá no cũng sẽ sinh bội thực hoặc ăn một bữa quá sang cũng dễ dẫn đến viêm tụy cấp. Do vậy, cần lưu ý khi sử dụng sao cho hợp lý, nếu không rất có thể xảy ra các nguy cơ như: Ăn uống ít đi, thậm chí chán ăn. Khi ngưng sử dụng thì mọi chuyện lại trở lại bình thường, ăn uống ngon miệng hơn. Có trường hợp lại thấy bụng lúc nào cũng căng trướng rất khó chịu. Đến bữa cơm chẳng muốn động vào món gì trong khi con mắt còn thèm, đó là những trường hợp lạm dụng thường xuyên kéo dài uống trà Atisô. Bởi nó sẽ gây co thắt toàn bộ cơ trơn của đường tiêu hóa. Đây chính là nguyên nhân gây đầy hơi, trướng bụng nếu sử dụng atisô quá nhiều.
     
    Việc sử dụng sản phẩm “làm mát” này không đúng cũng khiến các cơ quan trên cơ thể, đặc biệt là gan, mật phải làm việc nhiều nên vô tình lại gây hại chứ không có tác dụng trị bệnh. Bên cạnh đó, atisô còn có tính hàn nên không thích hợp với người ăn uống khó tiêu hay gặp vấn đề về đường tiêu hóa. Mặt khác, atisô có công năng là thông mật lợi tiểu, bổ gan thận, an thần, giảm cholesteron trong máu nên thường được sử dụng để chữa các bệnh do rối loạn chức năng của gan như vàng da, viêm thận, xơ vữa động mạch… Tuy nhiên, nếu lạm dụng atisô sẽ gây co thắt toàn bộ cơ trơn của đường tiêu hóa. Và đây là nguyên nhân gây đầy hơi, trướng bụng. Khi uống quá nhiều mà cơ thể không hấp thu hết thì gan, thận phải làm việc nhiều hơn để đào thải phần dư thừa. “Như vậy, cứ tưởng uống nhiều là tốt cho gan nhưng thực ra lại là hại”.
     
    Mặt khác, trong trà atisô có chứa nhiều sắt nhưng lại thiếu các khoáng chất khác như kẽm, crom… Vì vậy, lạm dụng atisô có thể dẫn đến chán ăn, ăn không thấy ngon miệng. Tuy Atisô không độc, nhưng Atisô có vị đắng, theo Đông y, tỳ vị (dạ dày) thích vị ngọt chứ không thích vị đắng, vì vậy nếu dùng lâu ngày hoặc dùng lượng lớn sẽ có thể làm tổn hại dạ dày. Các nghiên cứu cho thấy, rất hiếm gặp trường hợp dị ứng với atisô, tuy nhiên nếu tiếp xúc thường xuyên với atisô đôi khi bị dị ứng. Đã có trường hợp nhạy cảm chéo với chất chrysantheme, arnica và pyrethrum (là những hoạt chất có trong atisô). Vì vậy dùng lượng lớn hoặc dùng thường xuyên là điều không nên.
     
    Song bất luận là loại trà gì khi uống vào phải được gan chuyển hóa mới triển khai được tác dụng như mong muốn. Gan thậm chí phải làm việc đến hai lần vì hoạt chất nào cũng vậy, dù là hóa chất tổng hợp hay dẫn xuất từ nguồn gốc thiên nhiên, sau khi tác dụng đều phải được gan biến thể lần nữa thành dạng không độc cho cơ thể trước khi theo đường bài tiết, do đó ta lạm dụng atisô sẽ làm tăng gánh nặng cho gan.
     
    Bởi vậy một ngày chỉ nên dùng 10 – 20g sắc với nước nếu dùng tươi, 5 – 10g nếu dùng khô. Với loại trà đóng gói, cũng chỉ uống 2 – 3 túi mỗi ngày là đủ.
     
    4. Chế biến món ăn từ atisô 
     
    Món ngon tuyệt vời nhất của atisô có lẽ là chân giò hầm (hoặc chỉ chọn móng). Bông atisô loại non, rửa sạch, chẻ dọc, bỏ phần nhụy hoa bên trong. Phần cuống hoa giữ lại, cắt mỏng. Giò heo (hoặc móng) rửa sạch, chặt miếng vừa ăn ướp nước mắm, bột nêm khoảng 30 phút cho ngấm, sau đó cho vào hầm với nước sôi. Khi giò heo hơi mềm, cho bông atisô và cuống hoa vào tiếp tục hầm đến khi giò heo mềm rục, nêm nếm lại vừa ăn, cho thêm hạt tiêu và ngò. Món này dùng nóng cùng nước mắm sống với ớt sừng trâu cắt lát, rất mát, thích hợp vào những ngày nắng nóng bức.
     
    Atisô dồn cua: lấy 2 chén thịt cua trộn với 1 chén pho-mát thái vuông nhỏ, hành tây thái nhỏ, ớt xanh và muối. Hòa mayonnaise, nước chanh và vài giọt sốt Tabasco lại, trộn vào với cua. Lấy những lá li ti ở giữa atisô ra. Dồn cua vào giữa atisô. Để atisô dồn xong vào khuôn cạn và đổ nước nóng chung quanh atisô lên đến 1inch. Dùng giấy bóng lọc lại và nướng trong lò vừa trong 30 phút hoặc đến khi nóng đều.
     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương