Việc điều trị bệnh loét dạ dày – tá tràng đã có những thay đổi lớn trong 3 thập niên trở lại đây với việc phát triển các thuốc chống loét thế hệ mới từ thập niên 1970, việc phát hiện và xác định vai trò gây bệnh loét của vi khuẩn Helicobacter pylori từ thập niên 1980 đã làm cho cơ chế sinh bệnh loét được sáng tỏ hơn. Ngày nay, điều trị bệnh loét dạ dày – tá tràng bằng thuốc là chủ yếu đã cho kết quả tốt trong việc làm lành ổ loét.
1. Nguyên tắc điều trị
Điều trị dựa trên cơ chế sinh lý bệnh của bệnh loét, có thể chia thành 3 nhóm gây loét:
– Do sự tăng acid chlohydric và pepsin
– Do sự suy yếu của các yếu tố bảo vệ niêm mạc
– Do tác động gây viêm loét của vi khuẩn HP. Nguyên tắc điều trị được đặt ra là:
Làm giảm acid pepsin ở dịch vị bằng các thuốc ức chế bài tiết hoặc các thuốc trung hòa acid.
Tăng cường các yếu tố bảo vệ niêm mạc bằng các thuốc tạo màng che phủ, băng bó ổ loét, kích thích sự tái sinh của tế bào niêm mạc dạ dày, kích thích bài tiết chất nhầy và prostaglandin.
Diệt trừ HP bằng các thuốc kháng sinh hoặc một số thuốc khác như metronidazol, bismuth.
Điều trị hỗ trợ, nâng đỡ sức khỏe bệnh nhân theo quan điểm điều trị toàn diện trong đó có chế độ ăn.
2. Chế độ ăn trong viêm loét dạ dày – tá tràng
Chế độ ăn trong bệnh nhằm nương nhẹ chức năng dạ dày, làm giảm tiết dịch vị, giảm kích thích, để vết thương chóng lành và giảm đau.
Nguyên tắc là dùng thức ăn giảm tiết dịch vị: chất ngọt, chất béo ít gây tiết dịch vị. Thịt nạc, cá nạc gây tiết nhiều dịch vị cho nên không ăn quá nhiều thịt, cá, nước dùng thịt.
Dùng thức ăn có tính chất bọc, hút, thấm niêm mạc dạ dày: gạo tẻ, bánh mỳ.
Bánh mỳ tốt cho người bị viêm loét dạ dày
Dùng thức ăn phải mềm, ít có tác dụng cơ giới bằng cách hạn chế thực phẩm có nhiều sợi xơ, chế biến thức ăn mềm, nhừ. Không nên để thức ăn nóng quá hay lạnh quá.
Thức ăn ít có tác dụng kích thích dạ dày. Cần ăn nhiều bữa nhỏ, có thể ăn thêm các bữa phụ vào lúc 10 giờ, 15 giờ và 22 giờ. Sau khi ăn xong cần có chế độ nghỉ ngơi.
Những thức ăn nên dùng: cháo, cơm, bánh mỳ, các loại rau xanh nhiều lá như ngót, muống, cải… luộc chín hoặc nấu nhừ, thịt nạc, cá hấp, luộc, sữa, quả chín ngọt, rau nên luộc hoặc nấu canh, đường, bánh, mứt, mật ong, thức uống: nước lọc, nước chè xanh (khi chế biến nên hấp, luộc, hạn chế các món rán, xào, sốt).
Thức ăn không nên dùng: bún, dưa, cà, hành muối, các loại thức ăn nguội. Không nên dùng các thức ăn chua: quả chua, sữa chua, chuối tiêu. Các loại gia vị, nước sốt đậm đặc. Bỏ hẳn rượu, thuốc lá.
Dalovi là sản phẩm được chiết xuất từ thiên nhiên, sản xuất dựa trên công nghệ tiên tiến, hiện đại với thành phần gồm các loài thảo dược tự nhiên như cao chè dây, nghệ vàng, hạt tiêu đen. Có tác dụng chống oxy hóa, giảm tiết axit của dạ dày và đặc biệt là kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn HP – nguyên nhân chủ yếu gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
Dược sĩ Hưng
DALOVI – SỰ HỒI SINH CỦA DẠ DÀY
Xem chi tiết tại đây.
Quý khách có thể tìm mua sản phẩm Dalovi tại tất cả các hiệu thuốc trên cả nước hoặc liên hệ trực tiếp tới văn phòng đại diện theo số điện thoại : 0903 235 129 – 04 3577 2507 để được tư vấn.
Bài viết liên quan
- Điều trị thoái hóa khớp với liệu pháp hay
- U xơ cổ tử cung và một số thông tin…
- Những điều cần biết về chứng nóng gan
- Phòng ngừa táo bón cho trẻ trong độ tuổi đi…
- Điều cần biết về bệnh Viêm loét dạ dày
- Nguyên nhân nào khiến trẻ bị thiếu cân?
- MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM HỖ TRỢ CẢI THIỆN THỊ…
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Cứng khớp do thiếu canxi