1. Định nghĩa
Bệnh viêm da là một phản ứng của da trước các yếu tố kích thích từ môi trường bên ngoài như: nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, do các sang chấn cơ học hoặc hóa học trên da hoặc các loại kháng nguyên gây dị ứng cho da.
2. Các nguyên nhân dẫn đến viêm da
Viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc là dạng viêm da do sự tiếp xúc trực tiếp của da với một số kích thích từ môi trường như: thuốc, hóa chất, sơn, cao su, các kim loại nặng hoặc ánh sáng.
Hai cơ chế chủ yếu gây viêm da tiếp xúc là cơ chế dị ứng và cơ chế kích ứng. Trong cơ chế thứ nhất phản ứng viêm da do vai trò của phức hợp kháng nguyên – kháng thể. Trong cơ chế thứ hai phản ứng viêm da là do đặc tính trực tiếp trên da của một số hóa chất như kiềm, axit hoặc một số loại dung môi gây ra.
Viêm da tiếp xúc
Viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là một trong những bệnh lý hay gặp nhất, thường xuất hiện ở những người có cơ địa mắc các bệnh dị ứng, hen phế quản, viêm mũi dị ứng, dị ứng thức ăn…
Một số nguyên nhân khác khiến bệnh có thể nặng lên như: sang chấn tâm lý, thay đổi nhiệt độ, độ ẩm trong không khí hoặc mặc quần áo gây kích ứng da…
3. Nguyên nhân gây viêm da thần kinh thường do viêm da tiếp xúc, nhiễm nấm hoặc ký sinh trùng.
Biểu hiện của bệnh
– Ngứa, nề đỏ trên da.
– Nổi mụn nước.
– Các mụn nước khi vỡ gây tiết dịch và đóng vẩy.
– Vị trí viêm: trên đầu, tay, chân, toàn thân.
4. Những điều cấm kỵ đối với người bị bệnh viêm da
Không dùng tay gãi
Khi gãi sẽ khiến da không ngừng bị kích thích cơ học mà nổi mẩn dày hơn, thậm chí là gây truyền nhiễm. Gãi sẽ càng làm cho cơn ngứa thêm dữ dội.
Người mắc bệnh viêm da càng gãi sẽ càng thấy ngứa, do vậy sẽ hình thành một vòng tuần hoàn tăng dần mức độ ngứa, quá trình mắc bệnh cũng vì vậy mà kéo dài hơn.
Không tắm nước quá nóng
Những người bị viêm da trong thời kỳ cấp tính do các huyết quản dưới da mở rộng sẽ xuất hiện hiện tượng sưng đỏ, mụn nước với các mức độ khác nhau.
Khi tắm hoặc ngâm người trong nước nóng khiến vết sưng sẽ càng nặng thêm, lượng nước thẩm thấu tăng lên làm bệnh tình càng thêm nguy hiểm.
Bởi vậy, người bị viêm da nên tắm bằng nước ấm vừa phải, không ngâm người trong nước nóng hoặc dùng tay hay khăn cọ xát mạnh.
Không dùng xà phòng
Khi bị viêm da không nên dùng xà phòng, nhất là những loại xà phòng có tính kiềm cao bởi vì loại xà phòng này có tính kích thích da, có thể khiến viêm da thêm nặng.
Lưu ý: khi tắm không được chà xát mạnh lên vùng da bị viêm nhiễm.
Không nên dùng xà phòng khi bị viêm da
Không ăn các thức ăn có tính kích thích
Tránh ăn những thực phẩm có tính kính thích như ớt, rượu, trà đặc, cà phê…. Những thực phẩm này đều có thể khiến cơn ngứa nặng thêm, khiến bệnh Eczema lâu khỏi hoặc tái phát. Bởi vậy, khi bị viêm da nên tránh những thực phẩm này.
Không dùng thuốc bừa bãi
Diễn tiến của bệnh viêm da diễn ra khá chậm, dễ lặp đi lặp lại, bởi vậy người mắc bệnh cần có tâm lý nhẫn nại trong quá trình điều trị.
Việc nóng vội, sử dụng những loại thuốc bôi giảm ngứa có nồng độ corticoid cao không theo chỉ dẫn của bác sỹ sẽ gây những biến chứng nguy hiểm, dẫn đến tình trạng bệnh càng nặng thêm.
Những điều cần lưu ý:
– Đảm bảo môi trường sống xung quanh thoáng gió, tản nhiệt.
– Thường xuyên tắm bằng nước ấm, kịp thời loại bỏ mồ hôi, sau khi tắm xong dùng khăn thấm sạch nước, duy trì sự sạch sẽ, khô dáo cho da.
– Uống nhiều nước mỗi ngày có tác dụng làm giảm bớt nồng độ của các thành phần hóa học trong mồ hôi.
– Ban ngày, khi ra ngoài nên dùng ô màu tối để che bớt ánh mặt trời, giảm bớt tác dụng của tia tử ngoại lên làn da.
– Khi bị viêm da có thể dùng các loại thuốc rửa chứa bạc hà, lô cam thạch có tác dụng kháng viêm, ngăn ngừa dị ứng và giảm ngứa.
– Uống thuốc và điều trị theo chỉ dẫn của bác sỹ.
Mặc dù các bệnh viêm da không không lây lan và gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng chúng thường diễn biến rất dai dẳng và gây khá nhiều phiền toái cho người bệnh. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng những loại thuốc có nồng độ corticoid cao để chữa bệnh gây ra những phản ứng phụ nguy hại cho sức khỏe.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh