Vì sao trẻ sơ sinh lại bị rụng tóc ?
Đa số trẻ thường có dấu hiệu bị rụng tóc trong 6 tháng đầu đời. Để lý giải về vấn đề này bạn cần hiểu rằng, tóc của trẻ được chia thành 2 giai đoạn: thứ nhất là giai đoạn phát triển và giai đoạn ngưng phát triển, sau đó tóc sẽ tự rụng đi.
Ở những trẻ sơ sinh, hầu hết những nang tóc đều bắt đầu ngưng phát triển vào cùng một thời điểm, giai đoạn này là 6 tháng đầu sau khi sinh. Cho nên, đây cũng là thời kỳ bé bị rụng tóc, thậm chí là rụng rất nhiều, và “hói”. Nguyên nhân chính này là do sự thay đổi hàm lượng hormone trong cơ thể bé.
– Nếu tại các điểm hói ửng đỏ hoặc bị bong tróc da thì có nghĩa trẻ đang bị nhiễm trùng do một loại nấm có khả năng lây nhiễm gọi là capitis ben hoặc nấm ngoài da.
– Trường hợp trẻ tự giật tóc mình hoặc không may bị trẻ lớn kéo tóc mạnh cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị rụng một mảng tóc lớn.
– Nếu trẻ bị bệnh rụng tóc từng vùng và phần da tại các điểm hói hoàn toàn mịn màng thì có thể là biểu hiện của tình trạng mà trong đó hệ thống miễn dịch đang hoạt động mạnh tại khu vực các nang tóc, làm chậm đáng kể tốc độ mọc tóc của trẻ. Hiện tượng này có thể xảy ra ở bất cứ phần lông nào trên cơ thể trẻ.
– Ngoài ra, trường hợp trẻ bị rối loạn tuyến giáp hoặc suy yếu tuyến yên có thể gây ra hiện tượng rụng tóc khắp đầu của trẻ.
Sau đây là những kiến thức bổ ích về tóc của con mà các mẹ nên biết
Trẻ rụng tóc chưa hẳn còi xương
Một số em bé khi sinh ra đã có rất nhiều tóc, một số lại hoàn toàn “trọc lốc”. Điều này là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, rất nhiều cha mẹ cảm thấy lo lắng khi thấy con rụng tóc, ít tóc. Những sợi tóc rụng xuất hiện trên gối và nôi của bé luôn khiến các bà mẹ “mất ăn mất ngủ” và nghĩ rằng con đã có dấu hiệu của bệnh còi xương, thiếu canxi. Điều này chưa hẳn đúng.
Trẻ sơ sinh bị rụng tóc là một quá trình tự nhiên nảy sinh do hormone trong cơ thể. Trước khi sinh, em bé được nhận nồng độ hormone cao từ cơ thể mẹ. Sau khi trẻ được sinh ra, mức độ hocmone này bắt đầu giảm. Điều này đã khiến tóc của bé rơi vào trạng thái nghỉ, nói cách khác là không tiếp tục phát triển nữa. Thời gian “nghỉ ngơi” của tóc sẽ chấm dứt khi cơ thể bé sẵn sàng bắt đầu một chu kỳ mọc tóc mới, những chân tóc mới sẽ nhú ra và đẩy tóc cũ rụng xuống. Mái tóc của bé yêu sẽ loang lổ và xấu xí một thời gian nhưng tóc mới, dày hơn sẽ nhanh chóng thay thế.
Một lý do nữa khiến tóc trẻ bị rụng theo vị trí (đặc biệt là vùng vành khăn phía sau đầu) là do tư thế ngủ của bé. Trẻ sơ sinh chưa biết ngồi, lẫy sẽ thường xuyên phải nằm và cọ đầu vào gối, khăn. Chính điều này đã khiến những chân tóc của trẻ yếu dần và rụng xuống. Chỉ khi trên 6 tháng tuổi mà tóc của trẻ vẫn rụng, mẹ mới nên cần liên hệ với bác sĩ dinh dưỡng. Bởi rụng tóc thời ký này rất có thể liên quan tới một số bệnh lý như thiếu máu, thiếu sắt…
Làm thế nào để tóc con hết rụng?
Tuy trẻ sơ sinh rụng tóc là quá trình tự nhiên và hoàn toàn bình thường ta vẫn có một vài cách giúp bé giảm thiểu tối đa số tóc rụng và kích thích tóc mọc bé lại nhanh chóng
Thường xuyên thay đổi vị trí nằm
Một trong những biện pháp đầu tiên giúp tóc bé tránh rụng tập trung ở vị trí sau đầu gây mất thẩm mỹ: mẹ nên thường xuyên thay đổi vị trí nằm cho trẻ. Để bé nằm ngửa, nằm nghiêng hay lật úp đều không nên duy trì quá 2 tiếng. Biện pháp này còn giúp trẻ đỡ bị bẹp đầu. Mẹ đừng lo trẻ nằm sấp sẽ dễ dẫn đến đột quỵ. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng cho bé nằm sấp còn giúp bé phát triển trí não. Để đảm bảo an toàn cho bé, mẹ nên để con nằm ngủ sấp và không có quá nhiều chăn gối chặn xung quanh gây ngạt, cũng chỉ nên cho bé ngủ sấp vào ban ngày – khi mẹ có khả năng kiểm soát giấc ngủ của trẻ một cách tốt nhất.
Đảm bảo cho bé giấc ngủ đầy đủ
Giấc ngủ rất quan trọng đối với chuyện “tóc tai” của trẻ nhỏ. Trẻ sơ sinh lớn lên trong khi ngủ. Điều này hẳn bất cứ bà mẹ nào đều biết. Khi ngủ, cơ thể sản sinh rất nhiều hocmone tăng trưởng. Trong đó có loại hocmone testosterone giúp mọc tóc. Đảm bảo cho bé ngủ đủ giấc mỗi ngày cũng là cách giúp con có bộ tóc dài , dầy dặn.
Vải làm vỏ gối phải mềm
Mỗi khi đặt con nằm, mẹ có thể dùng một miếng vải satin lót đầu cho bé. Vải satin trơn, ít cọ xát vào da đầu. Thêm vào đó, nó còn giúp giữ độ ẩm cho tóc, ngăn ngừa rụng tóc ở trẻ nhỏ. Thay vì lau khô tóc ướt của con bằng khăn bông hay khăn xô, satin cũng là một gợi ý không tồi giúp mẹ bảo vệ mái tóc con yêu.
Lưu ý khi gội đầu cho bé
Chải tóc cho con hàng ngày sẽ giúp kích thích da đầu và giữ cho máu chảy vào các nang tóc. Gội đầu cho bé hàng ngày cũng có tác dụng tương tự. Mẹ nên chú ý chọn loại dầu gội đầu không kiềm, nhẹ nhàng gội theo hình xoáy tròn quanh đầu bé, chú ý cẩn thận tại những vùng thóp chưa liền kín. Đừng lo lắng em bé không có tóc thì biết gội gì. Nếu mẹ nhìn kỹ, vùng da đầu của trẻ vẫn có những lỗ chân tóc nhỏ và từng sợi tóc ngắn mềm, trắng và nhỏ như lông tơ.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh