Theo y học cổ truyền, quýt rừng là vị thuốc chữa phong thấp. Cách làm là dùng toàn cây thái nhỏ sao vàng hạ thổ sắc uống. Ngoài ra, quýt rừng còn có tác dụng chữa ho, rắn cắn, sâu răng, làm tan được huyết bầm huyết ứ, thông hoạt kinh lạc, trừ tà, giảm đau nhức…
Theo kinh nghiệm, cây này dùng tươi tốt hơn dùng khô. Có thể dùng riêng hoặc phối hợp cùng những vị khác thành bài.
Một số bài thuốc:
-Chữa các khớp sưng đau, đi lại khó khăn, toàn thân mệt mỏi: Quýt rừng 25g sao vàng hạ thổ, sắc uống. Hoặc quýt rừng 16g, thổ phục linh 16g, tục đoạn 12g, ngải diệp 12g, đương quy 12g, kê huyết đằng 12g, thiên niên kiện 10g, quế 6g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần/ngày.
(Lưu ý: Cần gia giảm theo tình trạng của người bệnh)
– Đau lâu ngày, cơ thể gầy yếu da xanh: Đẳng sâm 16g, bạch truật 12g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, đại táo 12g.
– Đau ngực khó thở: Hắc táo nhân 16g, lạc tiên 16g, hạt muồng (đã sao) 16g.
– Ăn uống kém, tiêu hóa trì trệ: Bạch truật 12g, trần bì 12g, biển đậu 16g.
– Đau vai cổ, một bên cánh tay khó cử động: Quýt rừng sao vàng hạ thổ 20g, nam tục đoạn 20g, tang chi 12g, rễ cúc tần 12g, kinh giới 12g, quế 10g, thiên niên kiện 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Có thể kết hợp với bài thuốc chườm: Ngải diệp 50g, rễ lá lốt 15g.
– Ho hen, khó thở, đau họng mắc đờm: Quýt rừng (sao vàng hạ thổ) 16g, cát cánh 12g, trần bì 12g, mạch môn 12g, đại táo 6 quả, tang bạch bì 16g, hoàng kỳ 12g, mơ muối 12g, cam thảo 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Khi uống thì kiêng cua ốc, cá tươi, thịt gà.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh