HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Kiến thức y khoa

    Ép con tập đi sớm dị tật về sau

     Lịch trình sinh trưởng ở mỗi trẻ là khác nhau, thông thường thì cứ từ 12 tháng tuổi trở đi là các bé bắt đầu những bước đi đầu tiên của cuộc đời

    Lạm dụng xe tập đi

    Tại Khoa Phục hồi chức năng – BV Nhi Trung ương, phần nhiều bệnh nhi vào điều trị là những trường hợp bị các bệnh thương tích do tai nạn, khuyết tật bẩm sinh hoặc quá trình phát triển của một số bộ phận nào đó trên cơ thể không bình thường.
     
    Bên cạnh đó, dù chiếm tỷ lệ không nhiều song khoa thường xuyên tiếp nhận các trường hợp trẻ bị tổn thương ở chân hoặc có dáng đi bất thường. Những bệnh nhi này bị ảnh hưởng và gánh hậu quả do việc bố, mẹ cho tập đi quá sớm, nhất là việc lạm dụng phương pháp tập đi bằng các loại xe bổ trợ tập đi.
     
    Theo các bác sĩ của khoa, những bệnh nhi có dáng đi bất thường nhập viện điều trị ngày càng có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Có những cháu mới chỉ 7, 8 tháng tuổi đã được bố mẹ cho ngồi vào xe đẩy để luyện cho quen, khi biết đứng chựng là lập tức cho tập đi bằng cách tập đẩy xe gỗ – một loại xe tập đi bán rất phổ biến trên thị trường…
     
     
    Những ông bố, bà mẹ này cho rằng việc dùng xe tập đi như vậy sẽ giúp trẻ nhanh biết đi hơn, cứng cáp hơn. Song theo một số nghiên cứu khảo sát của BV Nhi Trung ương, việc lạm dụng cho trẻ sử dụng xe tập đi quá sớm, quá nhiều có thể sẽ làm chậm khả năng biết đứng, biết đi của trẻ bởi trẻ đã quen di chuyển mà không cần cố gắng, lười tập đi bằng đôi chân thực sự của mình.
     
    TS Trịnh Quang Dũng, Phó trưởng Khoa Phục hồi chức năng – BV Nhi Trung ương cho biết, trẻ con tự đứng, đi được khi hệ thống xương, khớp chịu được sức nặng của cơ thể và cơ đủ vững để giữ thăng bằng. Việc tập đi sớm không gây hại cho sự phát triển của trẻ nếu đó là nhu cầu bản năng của bé, nhưng sẽ là không tốt nếu cha mẹ nóng vội muốn bé nhanh chóng biết đi trước khi bé tự thực hiện được.
     
    Bởi khi hệ xương, gân, cơ, dây chằng chưa phát triển đủ để đáp ứng cho hoạt động này, hệ vận động của trẻ sẽ bị ảnh hưởng xấu, dễ biến dạng xương chân. Hơn nữa, việc lạm dụng các loại xe tập đi cũng không tốt bởi các loại xe tập đi trên thị trường hiện nay độ an toàn rất thấp, không kiểm soát được tốc độ nên dễ xảy ra tai nạn cho trẻ.

    Ép con đi sớm hậu họa hôn lường về sau

    Nguyên nhân của việc bắt trẻ tập đi quá sớm, theo phân tích của các bác sĩ, đa phần do nhận thức của các ông bố, bà mẹ trẻ về vấn đề này còn hạn chế. Nhiều thanh niên ở các vùng nông thôn kết hôn và có con sớm, kiến thức về chăm sóc con trẻ không được trang bị đầy đủ.
     
    Thậm chí khi bác sĩ hỏi, có những bà mẹ thản nhiên trả lời “dân gian có câu thành ngữ: 3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò biết đi” nên khi con tới các điểm mốc đó thì sốt ruột thúc trẻ tập đi… Trên thực tế, mỗi đứa trẻ có một lịch trình sinh trưởng khác nhau, có thể sớm hoặc muộn, nhưng thông thường trẻ biết đi vào khoảng 12 tháng tuổi.
     
    TS Trịnh Quang Dũng cho biết, hậu quả thường gặp nhất của việc bắt trẻ tập đi quá sớm, khi xương khớp của trẻ chưa đủ độ cứng để có thể thực hiện được động tác đó, là khiến trẻ có dáng đi không tự nhiên, bất thường khi trẻ biết đi. Phổ biến là dáng vòng kiềng, chân đi hình chữ X (đầu gối tì vào nhau 2 bàn chân xòe ra ngoài), chữ O (đầu gối khuỳnh ra ngoài) và chữ K (một chân thẳng, một chân cong), bàn chân bẹt…
     
    Thông thường những dị tật được phát hiện khi trẻ đã định hình được dáng đi. Vì vậy, nếu thấy trẻ có những bất thường về dáng đi như chân cong, bàn chân xoay trong, khó khăn khi ngồi khoanh chân, đi hay bị vấp ngã… cần cho trẻ đi khám sớm, tốt nhất trước khi trẻ được 30 tháng tuổi để được điều trị kịp thời.
     
    Các bác sĩ khuyến cáo, trong khoảng 10-18 tháng tuổi trẻ bắt đầu tập đi là bình thường. Các bậc phụ huynh cần căn cứ vào đó để chọn thời điểm thích hợp dạy trẻ tập đi, hạn chế cho trẻ tập đi quá lâu trước khi trẻ được 12 tháng tuổi. Nếu trẻ chưa muốn tập đi thì không nên ép. Hãy để trẻ vận động theo đúng khả năng của mình.

    Trẻ tập đi sớm dễ bị tổn thương xương

     Các bà mẹ chỉ bắt đầu dạy trẻ tập đi khi trẻ có thể và muốn tập đi. Việc phải đi quá sớm khi cột sống chưa "sẵn sàng" có thể gây tổn thương cho cơ quan này và dẫn đến dị tật ở nhiều xương khác.
     
    Các bà mẹ chỉ bắt đầu dạy trẻ tập đi khi trẻ có thể và muốn tập đi. Việc phải đi quá sớm khi cột sống chưa "sẵn sàng" có thể gây tổn thương cho cơ quan này và dẫn đến dị tật ở nhiều xương khác. 
     
    Trẻ mới lọt lòng không thể đi lại ngay được do não và cơ quan vận động còn chưa phát triển. Theo quá trình phát triển sinh lý bình thường, phải đến 10 tháng tuổi, trẻ mới có thể dần biết đứng lên và lẫm chẫm biết đi. Tuy nhiên, do trẻ em phát triển không giống nhau nên nhìn chung trẻ trong khoảng 10-18 tháng tuổi bắt đầu tập đi là bình thường.
     
    Một số phụ huynh nóng vội, sốt ruột bắt trẻ em phải tập ngồi, đứng, đi lại quá sớm. Trẻ sớm biết đi được coi là thành tích, cũng là niềm vui và tự hào của người lớn nên bố mẹ thường ép phải “tiến bộ” hơn. Điều đó làm cho cột sống trẻ còn non nớt phải gánh chịu tải trọng quá lớn của đầu và phần trên cơ thể nên dễ bị đau lưng về sau này.
     
    Tập đi sớm còn làm tăng tải trọng lên khớp háng của trẻ, dẫn đến bệnh xẹp chỏm xương đùi. Ngoài ra, xương cẳng chân trẻ em vốn còn mềm dẻo do chứa nhiều chất hữu cơ và nước, ít canxi nên sẽ dễ bị biến dạng thành hình chữ O (chân vòng kiềng) hay chữ X (chân chữ bát).
     
    Đi, đứng sớm còn làm cho trẻ dễ bị mắc chứng bàn chân bẹt do sức ép của toàn bộ cơ thể. Bình thường, lòng bàn chân của người lõm, có cấu trúc vòm, làm cho trọng lực cơ thể được phân bố đều trên bàn chân. Ở trẻ em có bàn chân bẹt, cơ chế phân phối lực của bàn chân không còn nữa, trọng lượng cơ thể đè trực tiếp lên gót chân, khiến vùng này phải chịu tải quá mức. Trẻ em có bàn chân bẹt thường đi lại khó khăn, chóng mệt mỏi.
     
    Hãy chọn thời điểm thích hợp để dạy trẻ tập đi. Nếu trẻ chưa muốn tập đi thì không nên cưỡng. Hãy để trẻ vận động theo đúng khả năng của mình. Khi trẻ mới bắt đầu tập đi, người lớn phải đỡ, dìu trẻ. Tuy nhiên, không nên lôi kéo mạnh vào tay và người trẻ vì chúng sẽ dễ bị trật khớp, nhất là các khớp vai và cổ tay. Cần phải lót sàn nhà bằng các tấm lót xốp mềm mại để tránh gây hại khi ngã.
     
    Ngoài ra, để bảo vệ hệ xương cho trẻ, cần tránh bế trẻ bằng một bên tay vì dễ gây vẹo cột sống. Tránh tư thế cúi đầu ra trước hay nằm gối quá cao, dễ gây gù. Khi trẻ đã biết đi, cần dạy đi một cách tự nhiên, giữ đầu thẳng, hai vai cân đối, ngực hơi ưỡn ra phía trước.
     
     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần