Việc ngủ đủ giấc, giấc ngủ sâu sẽ giúp tăng chiều cao cho bé một cách đáng kể. Dưới đây là một số lưu ý để bé có giấc ngủ sâu.
Để trẻ ngủ riêng
Người lớn khi ngủ chung với trẻ sẽ khiến trẻ khó hít thở được không khí trong lành và dễ dẫn đến tâm lý phụ thuộc. Nhiều bà mẹ còn có thói quen để con nằm trên cánh tay của mình khi ngủ, điều này có thể sẽ khiến cảm thấy không thoải mái và giấc ngủ không được sâu.
Không để đèn sáng khi ngủ
Để đèn sáng sẽ làm trẻ khó ngủ và ngủ không sâu giấc. Điều nay còn làm hạn chế hormone tăng trưởng ở trẻ nhỏ.
Không cho trẻ nằm sấp khi ngủ
Tư thế ngủ có vai trò quan trọng đến sự phát triển của trẻ về sau. Nằm sấp khi ngủ dễ làm trẻ bị ngạt thở. Vì vậy, cha mẹ cần để trẻ ngủ trong tư thế nằm thẳng, miệng và mũi của trẻ không có bất kỳ vật cản nào.
Tránh cảm giác sợ hãi khi bé ngủ
Để con nhanh chóng đi ngủ, đôi lúc các bậc phụ huynh thường dọa trẻ. Điều này sẽ làm bé sợ và nghe lời, nhưng cũng khiến cho hệ thần kinh của trẻ bị kích thích mạnh, khiến bé không thể có giấc ngủ sâu, ngủ hay bị giật mình và gặp ác mộng.
Cho trẻ ngủ đúng giờ giấc
Hormone tăng trưởng của trẻ tiết ra nhiều nhất từ khoảng 22h đến 24h đêm. Vì vậy, nếu cho bé ngủ muộn sau 22h thì đồng nghĩa với việc các hormone tăng trưởng của trẻ sẽ tiết ra ít hơn và trẻ sẽ chậm phát triển chiều cao… Duy trì thói quen ngủ sớm và đủ giấc là cách tốt nhất giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
Không nên để bé vừa bú vừa ngủ
Nhiều bác sĩ khuyên các mẹ không nên để trẻ ngậm vú mẹ khi đi ngủ. Bé ngủ mà vẫn ngậm vú mẹ dễ dẫn đến việc mỗi khi trẻ hít thở thì vô tình hút luôn cả sữa mẹ, gây trở ngại cho việc tiêu hóa. Điều này sẽ khiến trẻ khó ngủ, hay quấy khóc, thậm chí có thể bị ngạt thở. Ngậm vú mẹ khi ngủ còn làm ảnh hưởng đến sự phát triển của răng và nướu.
Không để trẻ ngủ ở trạng thái đung đưa
Bế trẻ lên để ru ngủ hoặc để trẻ vào nôi đung đưa có thể khiến trẻ dễ ngũ hơn, tuy nhiên điều này lại tiềm ẩn những nguy hiểm khác. Theo các chuyên gia sức khỏe, não ở trẻ chưa được phát triển toàn diện, chính vì vậy khi người lớn bế và lắc thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng xuất huyết não, ở những trường hợp nặng có thể gây tê liệt chân tay, thậm chí là tử vong.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh