HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Kiến thức y khoa

    Bổ sung rau củ cho bé đúng cách

    Rau là nguồn thực phẩm quan trọng cho quá trình phát triển toàn diện của bé. Những chỉ dẫn dưới đây sẽ giúp mẹ chăm sóc sức khỏe cho bé một cách hiệu quả.

    Bé từ dưới 4-6 tháng tuổi

    Trong giai đoạn này sữa mẹ là thức ăn hoàn hảo nhất, sữa mẹ giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần, giúp trẻ tránh được một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như sởi, cúm, ho gà…

    Trẻ 4-6 tháng tuổi

    Lúc này, trẻ bắt đầu ăn sam. Thức ăn tốt nhất là thức ăn hỗn hợp gồm thịt, cá, trứng, rau quả. Ngoài các quả chín, lứa tuổi này cần ăn thêm rau để bổ sung thêm vitamin, cân bằng tỷ lệ Ca/P của thức ăn sam.
    Trẻ từ 5-10 tháng tuổi:
     
    cho bé ăn rau
     
    Khi bé đã lớn hơn nhu cầu ăn uống cần tăng thêm bữa: 3 bữa sữa và 2 bữa bột. Nên dùng nước rau luộc để nấu bột với thịt, cá, trứng… Mỗi bữa nấu với 200ml nước rau luộc. Cũng có thể cho 5-10g rau nghiền thật nát với bột. Nước rau là nguồn cung cấp đáng kể vitamin và muối khoáng vì chất này tan một phần trong nước. Bạn nên cho trẻ uống thêm nước hoa quả tươi.

    Từ 6 đến 10 tháng tuổi

    Trẻ có thể ăn 2 bữa sữa, 2 bữa cháo và một bữa quả. Bạn nên cho trẻ ăn nhiều chuối tiêu, vừa cung cấp vitamin, vừa cho nhiệt lượng. Nhưng chuối tiêu ít vitamin C, bạn nên cho trẻ uống thêm hoa quả tươi.
    Một điều cần chú ý, khi trẻ 6 tháng tuổi lượng sắt trong sữa mẹ không còn đủ cho nhu cầu tạo huyết của trẻ. Vì vậy, cần cho trẻ ăn thêm các loại rau quả có nhiều chất sắt như rau muống, bí đỏ, cà chua, cà rốt…

    Sai lầm các mẹ nên tránh khi cho con ăn rau

    Không ít bà mẹ thiếu kiến thức, hay lầm tưởng về các loại rau cũng như cách chế biến rau củ, khiến cho bé không đạt được lượng vitamin và muối khoáng cần thiết, dưới đây là những điều mà các mẹ nên lưu ý:

    Chỉ cho bé ăn nước rau

    Nhiều người quan niệm rằng nước hầm xương, thịt rất bổ dưỡng . Chính vì thế, sau khi hầm, xương, thịt, đa số các bà nội trợ đã bỏ phần “xác” đi mà giữ lại phần nước để nấu với rau mà thôi.
     
    Tuy nhiên, các phân tích thành phần dinh dưỡng đã cho thấy chất đạm (thịt, cá, tôm…) có nấu trong bao lâu thì vẫn chỉ có ở phần xác mà không tan được vào trong nước, và chất xơ trong rau củ cũng vậy.
     
    Vì vậy muốn nhận đủ các chất dinh dưỡng, phải cho trẻ ăn cả phần cái (xác) của thực phẩm bằng cách băm nhuyễn, cắt nhỏ, nấu mềm. Nếu chỉ cho trẻ ăn nước rau thôi thì bé sẽ không nhận được các chất xơ có trong rau.

    Sử dụng các loại củ thay cho rau lá

    cho bé ăn rau

    Bé nhà bạn không thích ăn những loại rau có lá, vì thế bạn sử dụng các loại củ để thay thế. Tuy nhiên, thực tế thì so với các loại rau lá thì lượng vitamin C mà củ mang lại sẽ không thể nhiều bằng. Rau lá giúp bé bổ sung lượng muối vô cơ rất tốt cho cơ thể.
     
    Hãy nghĩ ra nhiều phương pháp sáng tạo hơn để trẻ có thể ăn được các loại rau có lá, bạn đừng chiều theo sở thích của con mà vô tình đánh mất đi cơ hội cung cấp dưỡng chất tốt nhất cho con nhé.

    Không sử dụng nồi đồng để chế biến đồ ăn cho trẻ

    Các chuyên gia sức khỏe trẻ em khuyên rằng bạn nên sử dụng dụng cụ bằng nhôm hoặc bằng sắt để nấu đồ ăn cho trẻ, tránh dùng nồi đồng. Đặc biệt, nhiều bà mẹ khi luộc rau cho con, vì muốn rau mềm hơn nên sau khi rau sôi đã không vớt ra, thay vào đó họ để rau trong nồi và đậy vung một lúc cho rau mềm.
    Đây là một phương pháp làm mềm rau phản khoa học, bởi lẽ khi làm như vậy, không những sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng của rau mà còn khiến cho rau bị thôi nhiễm đồng.
     
    Chúng ta biết rằng, trong các món ăn cũng như rau đều có chứa một lượng axit nhất định. Lượng axit này sau khi ngâm trong nồi sẽ làm thôi ra một lượng kim loại hoặc làm oxy hóa lớp bề mặt vật đựng bằng kim loại.
     
    Mặc dù nồng độ cũng như hàm lượng kim loại bị thôi nhiễm không nhiều, tuy nhiên điều này cũng hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe của bé.

    Cho bé ăn các loại đậu khi còn quá nhỏ

    Có thể trẻ thích ăn các món ăn được chế biến từ đậu. Tuy nhiên các chuyên gia sức khỏe cho biết rằng người lớn không nên để trẻ ăn các loại đậu quá sớm vì điều này có thể khiến trẻ bị dị ứng với protein có chứa trong đậu.
     
    Tuy nhiên có một tin vui cho các mẹ là số trẻ bị dị ứng với protein có trong đậu không nhiều. Không phải loại rau nào cũng có thể được dùng để nấu soup
     
    Nấu soup cũng là cách giúp trẻ cảm thấy hứng thú hơn với việc ăn rau. Tuy nhiên, có một lưu ý nhỏ nhắc nhở các mẹ, đó là không phải loại rau nào bạn cũng có thể dùng để nấu soup cho trẻ ăn bởi một số loại rau có chứa hàm lượng acid oxalic như cải bó xôi, hành tây… có thể gây ảnh hưởng tới sự hấp thụ canxi của trẻ.

    Thời gian sơ chế và nấu rau cách nhau quá dài

    Nếu bạn mua rau tươi về, đem sơ chế và rửa sạch, sau đó để một thời gian dài mới nấu thì rau sẽ không còn được tươi, mất đi phần nào chất dinh dưỡng.
     
     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội