Tầm gửi gửi còn được gọi là loài bán kí sinh, chúng có lá xanh giúp chúng tự tạo ra năng lượng nhờ quá trình quang hợp.
Các nhà khoa học Đức cho rằng chất chiết xuất từ một loài tầm gửi, có khả năng kích hoạt một số loại tế bào giúp miễn dịch với sự tấn công từ virus viêm gan C và khả năng loài trừ những tế bào gây bệnh, điều này làm cho gan của người bệnh sớm được phụ hồi. Vậy đấy là loại tầm gửi nào?
Tầm gửi gạo
Trong nhân dân có nhiều người cho rằng tầm gửi cây gạo là loại tầm gửi quý nhất, có công dụng giải nhiệt, điều hòa huyết áp và tốt cho người bệnh gan, thận… có nhiều người săn tìm mua làm thuốc.
Tầm gửi gạo nào là tốt?
Tầm gửi gạo tốt là tầm gửi trên cây gạo tía, còn loại gạo trắng thì không tốt bằng; nếu là loại tươi thì cành phải giòn, lá xanh, bóng. Còn nếu là loại khô thì phải có mùi thơm, được nắng, sau khi phơi khô nhưng thân và lá vẫn có màu xanh. Tầm gửi khô được bảo quản trong các lớp nilông buộc kín, ngoài cùng bọc bao tải, được treo lên cao hoặc để ở những nơi khô ráo như gác bếp, tủ chè?
Công dụng
– Mát gan, thải độc cho ngượi bị thận
– Sỏi thận, phù thận, chức năng gan yếu thải độc men gan
– Tăng thể lực cho người mệt mỏi, gây them ăn, dễ ngủ, tiêu phù.
– Bệnh nhân kèm chứng đường huyết cao, sau điều trị đường huyết giảm rõ rệt.
– Bệnh nhân kèm chứng co thắt mạch vành thường có cơn đau thắt ngực như dùi đâm, sau điều trị triệu chứng đau mất hẳn.
– Chữa hậu sản, tăng tiết sữa và làm mát sữa
– Thanh lọc cơ thể, trị biếng ăn ở trẻ nhỏ
Tầm gửi xoan
Đại tá Nông Văn Cảnh sinh ra và lớn lên ở vùng núi Cao Bằng, dân tộc Tày, bố là liệt sĩ. Từ nhỏ ông đã học nghề thuốc từ mẹ ông. Đi qua cây thuốc nào bà đều chỉ cho ông tên loại thuốc và công dụng của nó. Sau đó, về nhà ông thường chặt thuốc, giúp mẹ chữa bệnh cho gia đình và cho những người thân quen trong bản không lấy tiền.
Ở Việt Nam không ít người nghe vào quảng cáo, truyền miệng rồi rủ nhau đi tìm mua cây tầm gửi về chữa bệnh, trong đó có tầm gửi xoan. Tầm gửi xoan trong dân gian dùng chữa chứng tiêu, nghĩa là tiêu độc, tiêu u và kháng viêm nhưng phải dùng đúng liều lượng không dễ gây độc. Ký sinh cây xoan ở đâu cũng giống nhau cả, chỉ khác là điều kiện mọc ở vùng miền núi cho cây phát triển tốt hơn bởi đất rộng, trồng được nhiều cây lâu năm, ký sinh sẽ phát triển hơn ở vùng đồng bằng. Lương y Phó Hữu Đức (Chủ tịch Hội Đông y Cầu Giấy, Hà Nội) cho hay.
Theo đại tá Nông Văn Cảnh Bệnh viện Y học Cổ truyền, Bộ Công An, chia sẻ: “ Chỉ có cây xoan vùng núi Cao Bằng mới có hiệu quả, còn ở các vùng lân cận Hà Nội cũng có cây xoan, nhưng không có tầm gửi hoặc có nhưng không đúng loại mà người bệnh cần. Bởi lẽ, vùng miền núi Cao Bằng, nơi giáp Bắc Kạn có một loài chim rất giống quạ nhưng màu trắng, mỏ đỏ thường kiếm ăn trên cây xoan có tầm gửi mọc. Trong quá trình kiếm ăn, nó thải phân từ cây này sang cây khác khiến cây tầm gửi mới cứ mọc ra.
Bài thuốc chữa viêm đại tràng từ tầm gửi xoan
Ông Nông Văn Cảnh vận dụng 3 phương châm kết hợp là y học cổ truyền – kinh nghiệm dân gian – thuốc bí truyền của người Tày. Vì thế, sau khi thăm khám cho bệnh nhân, theo lý luận, ông phân ra các thể bệnh như viêm đại tràng xuất phát từ rối loạn hệ tiêu hóa, từ co thắt đại tràng, từ ỉa chảy thường xuyên… để có bài thuốc riêng cho từng người, nhưng đều chung một vị chính là tầm gửi cây xoan. Ngày trước, mọi người thường dùng vỏ cây xoan để chữa giun và tầm gửi để chữa viêm đại tràng".
"Người thầy thuốc cần chú ý kiện tỳ, bổ thận và cố sáp cho bệnh nhân, tức là làm cho thận tốt, tỳ vị không còn rối loạn tiêu hóa, mất hiện tượng phân lỏng. Trước kia, người Tày chưa biết các vị thuốc theo y học cổ truyền thì họ bị viêm đại tràng chỉ cần uống nắm lá tầm gửi cây xoan như uống nước chè một thời gian sẽ khỏi bệnh. Khi ông có kiến thức y học, ông thêm những vị thuốc như xương truật, tục đoạn, hoàng kỳ… thì bệnh nhân có hiệu quả hơn, chỉ cần uống 5 – 7 thang bệnh đã có tiến triển rõ, thậm chí đẩy lùi", ông Cảnh cho hay.
Ngoài ra tầm gửi xoan còn chữa kiết lỵ, táo bón
Tầm gửi dâu
Một số tài liệu y học cổ truyền được viết bởi nhiều nhà chuyên môn đầu ngành dược liệu của Việt Nam như GS.TS Đỗ Tất Lợi, GS.TS Võ Văn Chi… cho biết trong các loại tầm gửi ký sinh, chỉ có tầm gửi cây dâu là được dùng làm thuốc với tên gọi tang ký sinh, chứa một loại glucosid có công dụng bổ can thận, mạnh gân xương, an thai, xuống sữa… Tuy nhiên, vì hám lợi trên thị trường đông dược hiện có nhiều nơi bán tang ký sinh trộn lẫn cả các loại tầm gửi khác, gây nguy hiểm cho người bệnh.
Cách dùng của tầm gửi như thế nào?
Cách dùng các loại tầm gửi đều giống nhau, cành và lá đều được cắt thang, đem phơi nắng già hoặc sao khô, rồi đun nước uống. Tầm gửi cây gạo có mặt trong rất nhiều các bài thuốc nam, thuốc bắc. Công dụng: Mát gan, thải độc cho người bị thận (viêm cầu thận); chữa sỏi thận, phù thận, chức năng gan yếu; tăng thể lực cho người mệt mỏi, gây thèm ăn, dễ ngủ, tiêu phù. Cách dùng: Đun, sắc uống hằng ngày.
Lưu ý
– Với tầm gửi xoan khi chặt, hái cây thì chỉ nên hái vào buổi sáng và lúc chiều tà. Nhiều nhà khoa học hay bác sĩ cũng không giải thích được hiện tượng này, tuy nhiên giá trị thực của nó thì đã được kiểm chứng.
– Các chuyên gia sức khỏe khuyển rằng: những người khỏe mạnh bình thường không nên lạm dụng loài cây tầm gửi. Nếu có sử dụng thì cần được sự tư vấn, hướng dẫn của bác sĩ. Khi bị bệnh, cách tốt nhất là đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị. Trong thiên nhiên có nhiều loại cây có tác dụng quý hiếm mà chúng ta chưa thể biết hết.
– Để tránh tình trạng tiền thật nhưng mua phải của giả, mỗi người dân cần trang bị cho mình kiến thức về loại cây này, đồng thời cần sự tư vấn của thầy thuốc.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh