Giúp mẹ hiểu bé
Các mẹ nên nắm rõ được nhu cầu về năng lượng của bé, cũng như các loại thực phẩm cần thiết cho sự phát triển của bé ở tuổi thứ 6. Các mẹ nên đảm bảo thực đơn hằng ngày của bạn đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng như sau:
Thực đơn một ngày của bé
Lương thực (tinh bột) : 250-300gam
Trứng: 1-2 ngày 1 quả
Sữa bột hoặc sữa tươi: 350-400 ml
Các loại thịt (gà, lợn, bò): 150-200 gam
Tôm, cá: 150-200 gam
Các loại rau (dền, rau ngót): 200 gam
Đường (Gluxit): 15 (gam)
Đậu phụ, chế phẩm đậu: 150 gam
Hoa quả tươi (cam, xoài, đu đủ…): 200-250 gam
Lượng dinh dưỡng mỗi ngày bé cần
Nhiệt lượng: 1800 Jun
Protein: 55 gam
Canxi: 800 mg
Sắt: 10 mg
Vitamin A hoặc Carotin: 6 mg
Sinh tố B2: 1,1 mg
Vitamin C: 45 mg
Vitamin E: 10 mg
Khoáng chất cần thiết khác
Ngoài ra, cha mẹ cũng không thể xem thường các khoáng chất cần thiết cho cơ thể bé như:
Vitamin A
Dưỡng chất này đóng góp một phần không nhỏ trong việc phát triển thị giác. Vitamin A còn được tìm thấy dưới dạng beta-carotene trong các loại rau cải có lá màu xanh đậm, những loại trái cây có sắc vàng…
Vitamin B
Loại vitamin này đóng vai trò "giải mã" năng lượng trong glucose. Thiếu hụt vitamin B, trẻ dễ "đổi tính", trở nên hung hăng, hiếu chiến, dễ thất vọng, chán nản…
Vitamin B có trong rau quả, thịt cá…, bạn phải chọn nhiều loại thức ăn khác nhau. Ngoài ra, có thể cho bé uống bổ sung vitamin B theo chỉ định của bác sĩ.
Glucose
Rất quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Đây được xem như nguồn "nguyên liệu" cần thiết. Bỏ một bữa ăn sáng có thể gây ra thiếu hụt glucose, đồng thời làm suy giảm nhận biết, khó tập trung.
Gan của trẻ chỉ tồn trữ lượng glucose này khoảng 4 giờ. Do đó, bé cần được ăn uống đầy đủ trước khi đến trường. Ở nhà, các bữa ăn của trẻ nên cách nhau từ 4 đến 5 giờ để giữ lượng đường quân bình trong máu và đủ để não hoạt động đúng chức năng.
Chất sắt
Thiếu chất này, gây thiếu máu dẫn đến trẻ sẽ giảm tập trung, mất nhiệt huyết để đối đầu với thử thách và giảm động lực học hỏi.
Có thể chọn ngũ cốc cho bữa điểm tâm để tăng cường chất sắt cho cơ thể trẻ. Ngoài ra, trong bữa chính, bé nên dùng nhiều thịt có màu đỏ, cá hồi, cá ngừ, thịt gà, rau cải có lá xanh đậm…
Acid folic
Chất này đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển các hồng cầu. Vì thế, nếu bé nào cơ thể thiếu quá nhiều acid folic sẽ nhanh chóng cảm thấy mệt mỏi hoặc mau quên, dễ bị kích động,… sau khi tập trung học trong một thời gian ngắn.
Kẽm
Sự thiếu hụt kẽm trong cơ thể bé có thể ảnh hưởng đến sự tiêu hóa thức ăn và hấp thu chất dinh dưỡng. Thịt và hải sản là nguồn cung cấp kẽm rất lớn. Ngoài ra, bạn có thể cho trẻ dùng thêm các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, bí đỏ…
Bé 6 tuổi tuy có phát triển chậm hơn so với lứa tuổi mầm non, nhưng vẫn rất cần một chế độ dinh dưỡng cân đối để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho một sự phát triển tối ưu.
Thực đơn tham khảo một tuần cho bé
Thứ Hai
Bữa sáng: Bánh mì, trứng, sữa
Phụ sáng: sữa chua
Bữa trưa: Cơm thịt rim + tôm, canh khoai mỡ + 1 phần trái cây + sữa
Phụ chiều: 1 phần nước ép trái cây hoặc bánh quy
Bữa tối: Cơm + thịt gà kho + canh cua
Trước khi đi ngủ: Sữa 200 ml
Thứ Ba
Bữa sáng: Miến gà + sữa
Phụ sáng: Bánh flan
Bữa trưa: Cơm cá thu kho, canh cải bẹ xanh nấu thịt
Phụ chiều: Chè bắp
Bữa tối: Cơm + thịt kho trứng + canh bí đao
Trước khi đi ngủ: Sữa 200 ml
Thứ Tư
Bữa sáng: Súp cua + sữa
Phụ sáng: Rau câu dừa
Bữa trưa: Cơm thịt bò xào, canh cải thảo
Phụ chiều: Bánh mì chấm sữa
Bữa tối: Cơm + tôm ram + canh rau muống
Trước khi đi ngủ: Sữa 200 ml
Thứ Năm
Bữa sáng: Cháo đậu xanh thịt heo + sữa
Phụ sáng: Nước cam
Bữa trưa: Cơm cá chiên sốt cà, canh bí đỏ
Phụ chiều: Bánh bông lan
Bữa tối: Cơm + canh đậu hũ thịt bằm + trứng chiên
Trước khi đi ngủ: Sữa 200 ml
Thứ Sáu
Bữa sáng: Phở bò + sữa
Phụ sáng: Nước ép cà rốt
Bữa trưa: Cơm + cá cơm chiên giòn, canh khoai tây
Phụ chiều: Súp cua
Bữa tối: Cơm + canh rau dền nấu thịt + thịt sốt cà
Trước khi đi ngủ: Sữa 200 ml
Thứ Bảy
Bữa sáng: Bánh canh cua + Sữa
Phụ sáng: Nước ép thơm
Bữa trưa: Cháo gà nấu nấm
Phụ chiều: sữa chua
Bữa tối: Cơm chiên dương châu + rau trộn
Trước khi đi ngủ: Sữa 200 ml
Chủ Nhật
Bữa sáng: Bánh hamburger kẹp thịt bò + Sữa
Phụ sáng: Đậu hũ nước đường
Bữa trưa: Cơm + mướp xào lòng gà + thịt viên chiên
Phụ chiều: 1 viên pho mai
Bữa tối: Nui xào bò sốt nấm
Trước khi đi ngủ: Sữa 200 ml
Lưu ý:
Nên thay đổi đa dạng các loại thực phẩm… không nên ép bé ăn, thời gian ăn không quá 30 phút/bữa, nên tăng thêm bữa cho bé khi không đủ khẩu phần. Bạn nên xem xét cho bé ăn đầy đủ, cân đối phù hợp với hướng dẫn trên.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh