HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Thuốc quý quanh ta

    Rễ cây dâu chữa bệnh gì?

    Cây dâu có tên khoa học là Morus alba L., Họ Dâu tằm – Moraceae hay cây dâu còn được gọi là cây Tầm tang, Mạy môn (Thổ), Dâu cang (Mèo).
     
    Đặc điểm
     
    Cây Dâu thân gỗ có thể cao tới 15m. Lá mọc so le, hình bầu dục, nguyên hoặc chia thành 3 thùy, có lá kèm, đầu lá nhọn hay hơi tù, mép có răng cưa to. Hoa đơn tính, khác gốc, hoa đực mọc thành bông có 4 lá đài, 4 nhị; hoa cái cũng mọc thành bông hay thành khối hình cầu, có 4 lá đài. Quả bế bao bọc trong các lá đài mọng nước thành 1 quả phức (quả kép) màu đỏ, khi quả già chín có màu đen sẫm. Cây Dâu được trồng khắp nơi ở ViệtNam.
     
    Bộ phận dùng, chế biến của cây Dâu: Lá Dâu tươi hoặc khô, vỏ rễ Dâu màu trắng, phơi khô; quả Dâu, cành Dâu, tầm gửi trên cây Dâu, tổ bọ ngựa trên cây Dâu, sâu Dâu.
     
    Công dụng của cây dâu
     
    – Tang bạch bì  (vỏ rễ) vị ngọt mát, làm thuốc lợi tiểu, chữa ho lâu ngày, ho có đờm và chữa sốt.
     
    Tác dụng của rễ cây dâu
     
    – Tang diệp (lá Dâu) vị ngọt, đắng, mát: chữa sốt, cho ra mồ hôi, cảm mạo, an thần, tiêu đờm, huyết áp cao.
     
    – Tang thầm (quả Dâu) vị ngọt, bổ thận, sáng mắt, giúp sự tiêu hóa, chữa bệnh ngủ kém, râu tóc bạc sớm.
     
    – Tang ký sinh (cây mọc ký sinh trên cây Dâu): bổ gan thận, chữa đau lưng, đau mình, an thai.
     
    – Tang phiêu tiêu (tổ bọ ngựa trên cây Dâu) lợi tiểu tiện, chữa đi đái nhiều lần, di tinh, liệt dương, trẻ con đái dầm.
     
    – Sâu Dâu chữa bệnh trẻ con bị đau mắt, nhiều nhử, nhiều nước mắt.
     
    Liều dùng cây Dâu:
     
    –  Tang bạch bì: ngày dùng 6 – 12g, dạng thuốc sắc.
     
    –  Tang diệp: ngày dùng 6 – 18g, dạng thuốc sắc.
     
    –  Tang thầm: ngày dùng 12- 30g làm nước giải khát.
     
    – Tang ký sinh: ngày dùng 12 – 20g, dạng thuốc sắc.
     
    –  Tang phiêu tiêu: ngày dùng 6 -12g.
     
    –  Sâu Dâu: cả con nướng ăn hoặc ngâm rượu.
     
    Bài thuốc từ rễ cây dâu
     
    Cây dầu tằm cho ta nhiều vị thuốc như: tang bạch bì (vỏ rễ dâu đã cạo bỏ lớp vỏ ngoài, lấy phần xơ trắng), tang diệp (lá dâu bánh tẻ), tang chi(cành dâu), tang thầm (quả dâu chín đen), tang kí sinh (tầm gửi trên cây dâu) tang phiêu tiêu (tổ trứng bọ nhựa trên cây dây), sâu dâu, nấm dâu.
     
    Thu hoạch vỏ rễ dâu tằm và chế biến tang bạch bì
     
    Tác dụng của rễ cây dâu
     
    Đào lấy rễ ngâm dưới đất, chọn rễ to, đường kính 5mm trở lên rửa sạch, cạo bỏ vỏ ngoài màu vàng, lấy lớp vỏ xơ dai màu trắng ngà, bỏ lõi gỗ, cắt thành đoạn 20-30cm rửa sạch, phơi hoặc sây khô.
     
    Chế biến
     
    Chế biến “tang bạch bì”: Lấy tang bạch bì cắt thành từng đoạn 3 – 4cm, tẩm với mật ong, cứ 1.000g tang bạch bì dùng 150g mật ong. Thêm một ít nước sạch vào mật ong, thường tỷ lệ 1:1. Quấy đều rồi đổ vào tang bạch bì, vừa trộn vừa bóp cho mật ngấm đều. Ủ 1 – 4 giờ, sao nhỏ lửa đến khi vị thuốc có màu vàng đậm, sờ không dính tay, có mùi thơm của mật ong là được. Sau khi chế như vậy, tang bạch bì rất dễ bị hút ẩm, chảy nước và dễ mốc. Cần bảo quản nơi thông thoáng và thường xuyên chăm sóc. Tốt nhất nên chế lượng đủ dùng cho từng đợt.
     
    Theo YHCT, vị thuốc ngọt, tính bình, không độc; quy kinh: tâm, phế, tỳ, vị, đại tràng. Công năng thanh phế chỉ khái, kiện tỳ, nhuận táo. Tang bạch bì được dùng trong một số trường hợp sau:
     
    Trị ho ra máu: Tang bạch bì tán bột, ngày uống 10 – 20g với nước cơm. Uống liền 1 – 2 tuần lễ.
     
    Trị ho do phế nhiệt, viêm phế quản, khó thở, viêm họng có sốt: tang bạch bì, địa cốt bì, mỗi vị 20g; cam thảo 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống liền 2 – 3 tuần lễ.
     
    Trị các chứng ho có đờm đặc, khó thở hoặc viêm phổi: tang bạch bì, hoàng liên, hạnh nhân, hoàng cầm, mỗi thứ 12g; kim ngân hoa, ngư tinh thảo, lô căn, đình lịch tử, mỗi vị 20g; liên kiều 16g, ma hoàng 8g, cam thảo 6g, thạch cao 4g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống liền 2 – 3 tuần lễ.

    – Trị ho có phù do thận: tang bạch bì 20g, đậu đỏ 40g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống liền 2 -3 tuần lễ.
     
    – Chữa viêm phế quản mạn tính: tang bạch bì, mạch môn, rau má khô 16g, bách bộ 10g, bán hạ chế 6g, trần bì 6g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.
     
    Chữa hen phế quản dai dẳng: tang bạch bì 30g, hạt bạch quả 30g, bán hạ chế 30g, hoài sơn 60g, hoàng kỳ 60g, từ bì hồ đào 60g, hạnh nhân 24g, nhân sâm 15g, cam thảo bắc 15g, nhục quế 12g, trầm hương 12g, tắc kè 2 con. Tất cả làm bột mịn trộn đều, bảo quản trong đồ đựng kín, sạch khô. Mỗi ngày uống 3 lần x 4-6g chiêu với nứoc sôi để nguội. Nếu người bệnh lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng thì bỏ nhục quế thêm câu kỹ tử 30g, nữ trinh tử 30g.
     
    Chữa viêm cầu thận cấp: tang bạch bì 13g, đình lịch tử 13g, lá tía tô khô 13g, phòng kỷ 15g, hạnh nhân 10g, bèo cái khô 8g, ma hoàng 5g, quế chi 5g. Sắc uống mỗi ngày 1thang.
     
     Lưu ý
     
    – Cơ thể suy yếu, ho không đờm, ho do lạnh không có nóng sốt không dùng Tang bạch bì.
     
    –  Những người đại tiện lỏng không dùng Tang thầm.
     
    – Những người viêm tiết niệu, mộng tinh không dùng Tang phiêu tiêu.
     
    – Phụ nữ đang cho con bú không dùng các vị thuốc từ cây Dâu.
     
     
     
     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần