Đầu tiên chúng ta cần biết tiểu khó sau sinh là gì và nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này.
Thế nào là tiểu khó
Người bình thường cứ khoảng 4h đồng hồ thì đi tiểu tiện một lần, lượng nước tiểu thải ra mỗi ngày khoảng 1.500 – 2.000mm. Sản phụ cũng khoảng 4h thì đi tiểu một lần, nhưng nhiều người quá trình tiểu tiện xảy ra sau thời gian dài hơn…
Thường khi bàng quang đầy lên thì quá trình tiểu tiện sẽ xảy ra hoặc cố ý hoặc không cố ý, nhưng đôi khi không kiểm soát được, hoặc quá trình tiểu tiện khó khăn, không thông, dẫn đến hiện tượng nước tiểu còn sót lại. Khi hiện tượng này xảy ra, người sản phụ cảm thấy tê buốt, ống dẫn tiểu sẽ gặp nhiều vấn đề gây viêm nhiễm, sưng tấy khiến cho việc đi tiểu gặp khó khăn, khi đó thường xuất hiện tâm lý lo sợ, sau khi đi tiểu xong người cảm thấy rất mệt mỏi, chỉ muốn lên giường nằm. Đôi khi có triệu chứng sản phụ không muốn ra ngoài tiểu tiện mà muốn đi ngay bên cạnh giường, lúc này hoạt động tiểu tiện rất khó kiểm soát.
Tiếu khó ở phụ nữ sau sinh là căn bệnh phổ biến và không nguy hiểm đến tính mạng
Nguyên nhân gây tiểu khó
Có rất nhiều nguyên nhân nhưng thông thường thì khi sản phụ sinh con trong chuyển dạ sinh, khi ngôi thai xuống thấp, thường là đầu thai nhi đè vào cổ bàng quang hay niệu đạo gây ứ đọng nước tiểu làm bàng quang căng giãn, khi giãn nhiều làm mất trương lực, làm co thắt cơ cổ bàng quang gây nên hiện tượng tiểu khó.
Ngoài ra, trường hợp trong lúc sinh phải cắt tầng sinh môn để giúp cho đầu thai nhi sinh ra được dễ dàng, sau sinh phải khâu lại chỗ cắt các vết khâu bị sưng nề làm cho người mẹ khi đi tiểu không dám rặn tiểu vì đau. Sau khi sinh, bàng quang không nhạy cảm với kích thích khi nước tiểu đầy gây tiểu khó. Ngoài ra khi tiểu khó, động tác thông tiểu nhiều lần gây viêm bàng quang, làm cho triệu chứng tiểu khó thể hiện rõ.
Món ăn cho sản phụ tiểu khó
Đông y có nhiều cách chữa như dùng thuốc sắc, ăn uống, xoa bóp… Sau đây là một số món ăn và bài thuốc chữa chứng bệnh này, chị em có thể tham khảo áp dụng.
Cháo ích trí nhân
Ích trí nhân 10g, gạo lức 100g, muối tinh 2g. Lấy vải gói ích trí nhân rồi cho vào nồi với gạo đã đãi sạch, đổ 1 lít nước nấu cháo. Khi sôi đun nhỏ lửa tới khi cháo chín, bỏ túi vải ra, cho muối ăn, gia giảm là được. Ngày ăn 1 bát, ăn thường xuyên cả năm.
Cháo ích trí nhân là món ăn ngon, trị tiểu khó rất hiệu quả
Cháo gà thục địa huỳnh kỳ
Bắc huỳnh kỳ 30g, thục địa 30g, thịt gà mái 250g, gạo lức 200g, muối vừa đủ. Huỳnh kỳ, thục địa nấu lấy nước đặc rồi vớt bỏ bã thuốc, cho thịt gà và gạo đãi sạch vào nồi, thêm nước vừa đủ nấu thành cháo loãng, gia vị vừa ăn. Ngày ăn vài lần.
Cháo nhục quế rượu gạo
Nhục quế 3g, rượu gạo 0,15 lít. Gạo đãi sạch cho vào nồi, đổ nước nửa lít, đun to cho sôi sau nhỏ lửa nấu thành cháo, cho nhục quế vào, đun tiếp 2-3 phút, lại cho rượu vào quấy đều là được. Mỗi tối ăn 1 bát khi cháo còn nóng.
Canh phúc bồn tử, bạch quả
Bạch quả 5 quả, phúc bồn tử 10g, bong bóng lợn 100-150g, muối vừa đủ. Bạch quả sao chín, bong bóng lợn rửa sạch thái nhỏ. Cho 2 thứ vào nồi, đổ ngập nước, đun to lửa cho sôi rồi chuyển đun nhỏ lửa trong 2 tiếng đồng hồ thấy chín nhừ là được. Ngày ăn 2-3 lần, ăn thịt uống canh.
Một số bài thuốc Nam theo kinh nghiệm dân gian
Trị đái dắt
Mã đề (hoa hoặc lá) 12g, chi tử (sao vàng) 12g, rau má 20g, mộc thông (rễ cây ruột gà) 12g, cam thảo dây 12g, râu ngô 20g, thài lài tía 16g. Đổ 600ml nước sắc còn 300ml, lọc trong, chia 2 lần uống khi đói. Mỗi ngày uống 1 thang.
Trị đái dầm
Dùng một trong các bài: Tang phiêu tiêu 40g, ích trí nhân 40g. Đổ 600ml nước sắc còn 300ml, chia 2 lần uống khi đói. Uống liền 3-4 thang. Khi khỏi, uống tiếp 2-3 thang nữa để củng cố.
Hoặc gan gà trống hoặc cật gà trống nấu chín cho bệnh nhân ăn nhiều ngày.
Một số mẹo dân gian giúp đẩy lùi tiểu khó sau sinh
Dùng củ hành tươi giã nát, chia thành 2 phần, bọc lại, sao nóng, luân phiên đắp lên rốn (huyệt thần khuyết), có tác dụng chữa tiểu khó. Sản phụ cũng có thể dùng hành trắng cả lá giã nát, thêm mật, đắp lên vùng kín, tiểu tiện sẽ thông.
Hành tươi có tác dụng chữa tiểu khó
Nước mía ép + ngó sen: Mía tươi 500 g, cạo sạch vỏ, cắt nhỏ, ép lấy nước, nõn ngó sen 100 g cắt khúc ép lấy nước rồi trộn với nước mía. Khi ép xong nên hâm nóng trước khi uống để khỏi bị lạnh bụng. Uống ngày 3 lần sẽ cải thiện tình trạng tiểu khó, tiểu són.
Nước mía ép và ngó sen giúp cải thiện tiểu khó và tiểu són
Phòng tránh tiểu khó sau sinh
Sau khi sinh, người mẹ cần sớm vận động nhẹ nhàng, tập rặn tiểu bình thường theo tư thế tiểu tự nhiên. Không nên lo sợ đau đớn đối với vết khâu tầng sinh môn mà nín tiểu, uống nhiều nước, vệ sinh vùng âm hộ sạch sẽ bằng nước sạch và dung dịch rửa vệ sinh phụ khoa. Luôn luôn giữ khô vùng âm hộ, tránh nhiễm khuẩn vết khâu tầng sinh môn.
Dược sĩ Hưng
BIO KING – SỨC MẠNH MEN TIÊU HÓA
Xem chi tiết sản phẩm tại đây.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh