HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Tin sức khỏe

    Những loại thực phẩm làm mất tác dụng của thuốc

    Bưởi   

    Hầu hết các thuốc có tương tác với bưởi, nước ép bưởi làm tăng sự hấp thu thuốc vào máu, có thể gây nguy hiểm
     
    Bưởi có chứa nhiều vitamin vàkhoáng chất rất có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên nếu vô tình kết hợp bưởi hoặc nước bưởi cùng với thuốc thì sẽ dẫn đến tình trạng tương tác thuốc, làm giảm hiệu quả của thuộc thậm chí còn gây tác dụng phụ.
     
    Hầu hết các thuốc có tương tác với bưởi, nước ép bưởi làm tăng sự hấp thu thuốc vào máu, có thể gây nguy hiểm. Khi bạn uống nhiều nước ép bưởi trong khi dùng một số loại thuốc statin để giảm cholesterol, quá nhiều thuốc có thể ở lại trong cơ thể của bạn, làm tăng nguy cơ tổn thương gan, gây viêm gan và suy nhược cơ bắp, có thể dẫn đến suy thận.
     
     
    Bưởi làm tăng sự hấp thu của thuốc vào máu có thể gây nguy hiểm
     
    Uống nước ép bưởi vài giờ trước hoặc vài giờ sau khi bạn uống thuốc có thể vẫn còn nguy hiểm, vì vậy tốt nhất là tránh hoặc hạn chế dùng nước ép bưởi, bưởi tươi khi dùng các loại thuốc.
     
    Nước cam
     
    Cũng tương tự như nước bưởi, nước cam có chứa nhiều axit cho nên không nên kết hợp với thuốc chống axit có chứa nhôm. Bên cạnh đó, nước cam cũng chống chỉ định khi dùng chung với các loại thuốc kháng sinh.
     
    Sữa
     
    Sữa không phải là loại chất lỏng được chỉ định để uống kèm với thuốc vì nó ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất sắt của cơ thể. Yếu tố canxi trong sữa được cho là có thể cản trở tính hiệu quả của thuốc điều trị các bệnh tuyến giáp. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên đợi ít nhất 4 giờ sau khi uống thuốc rồi mới dùng đồ uống giàu canxi.
     
    Trong thời gian uống thuốc kháng sinh, cần tạm kiêng hoặc hạn chế tối đa thói quen sử dụng sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa (phô mai, sữa chua…). Bởi vì canxi trong sữa phản ứng với thuốc kháng sinh, tạo ra muối canxi không tan trong nước.
     
    Hệ quả: Thuốc chỉ được hấp thụ một phần qua hệ tiêu hóa hoặc hoàn toàn bị đào thải và hiệu quả bị suy giảm đáng kể hoặc thậm chí không có.
     
     
    Sữa  làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất sắt của cơ thể
     
    Chocolate
     
    Chocolate là món ăn mà nhiều người rất thích, tuy nhiên trong trường hợp bạn đang điều trị bệnh trầm cảm bằng loại thuốc IMAO thì tạm dừng món ăn này. Bởi một lượng đáng kể chất cafein có trong chocolate sẽ làm tăng tác dụng của Ritalin(methylphenidate) và giảm tác dụng của Ambien (zopidem), có nghĩa là bạn không những không khỏi bệnh mà có khi bệnh còn trầm trọng hơn.
     
    Thuốc lá
     
    Bạn tuyệt đối không nên hút thuốc lá sau khi sử dụng các loại thuốc trong vòng 30 phút. Bởi nicotin sẽ gia tăng tốc độ phân giải thuốc trong gan không cung cấp đủ nồng độ thuốc trong máu và không phát huy được tác dụng của thuốc. Theo các chuyên gia y tế, nếu hút huốc lá trong vòng 30 phút sau khi uống thuốc nồng độ thuốc trong máu sẽ giảm xuống 1/20 so với không thuốc hút lá.
     
     
    Hút thuốc lá ngay sau hoặc trước khi uống thuốc có thể gây nguy hiểm cho cơ thể
     
    Nước nóng
     
    Enzyme là thành phần trợ giúp multienzyme tiêu hóa hiệu quả hơn nhưng khi gặp nước nóng sẽ làm biến đổi nước và gây mất tác dụng trợ giúp tiêu hóa. Tốt nhất nên sử dụng loại thuốc  với nước nguội.
     
    Tỏi
     
    Là loại gia vị làm dậy mùi món ăn nhưng khi kết hợp với thuốc trị tiểu đường có thể gây giảm đường huyết trong máu đột ngột.
     
    Chuối
     
    Chuối có chứa hàm lượng kali cao, khi sử dụng cùng thuốc lợi tiểu sẽ gia tăng sự tích lũy kali trong cơ thể gây biến chứng về tim mạch và huyết áp.
     
     
    Ăn chuối rất tốt, nhưng ăn chuối khi uống thuốc lại gây nên các bệnh về huyết áp và tim mạch
     
    Thực phẩm quá giàu chất xơ
     
    Thực phẩm có chứa hàm lượng lớn chất xơ như cám gạo, ngũ cốc hoặc bánh gạo có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ của dạ dày với những loại thuốc điều trị tim như Lanoxin, Lipitor và Zocor. Ngoài ra đây cũng là nhóm thực phẩm làm giảm hiệu quả của thuốc chống suy nhược.
     
    Cà phê
     
    Cà phê cũng không được dùng để uống thuốc, nhất là với các loại thuốc kháng sinh. Bởi trong cà phê có chứa nhiều caffeine, nếu dùng với thuốc sẽ làm giảm nghiêm trọng khả năng hấp thụ sắt.
     
    Thuốc cảm và cà phê không được dùng cùng nhau vì nếu không sẽ làm cho dạ dày bị kích thích ở cường độ mạnh và từ đó gây ra đau đớn. Một số loại thuốc cảm có chứa chất caffeine – gây kích thích đối với niêm mạc dạ dày.
     
    Đây được coi là tác dụng phụ của thuốc cảm. Vì vậy khi uống thuốc này cùng cà phê sẽ càng làm cho phản ứng phụ gia tăng, vì trong cà phê có chất caffeine tăng thêm kích thích cho niêm mạc dạ dày.
     
    Trà xanh
     
    Bình thường trà xanh là loại đồ uống thanh lọc rất có lợi cho sức khỏe nhưng với thuốc chống ung thư có tên bortezomib –có khả năng “đánh bại” với những tế bào ung thư thì trà xanh lại là thức uống khắc tinh của thuốc.
     
    Nước trà xanh lại có thể giữ các tế bào ung thư ở lại và phát triển mạnh mẽ hơn trong cơ thể. Hãy nhớ rằng trà xanh có thể giúp bạn chống lại ung thư nhưng lại “phản bội” bạn trong quá trình điều trị ung thư bằng thuốc.
     
     
    Trà xanh cũng là khắc tinh của một số loại thuốc
     
    Rau có lá màu xanh sẫm
     
    Loại vitamin K có trong rau có lá màu xanh sẫm như bông cải xanh, bina hay còn gọi là cải bó xôi có thể gây nên những tác dụng phụ với thuốc điều trị chống đông đặc máu.
     
    Các chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng viên canxi trong vòng 2 tiếng trước và sau khi ăn rau các loại rau có lá màu xanh sẫm.
     
    Rượu
     
    Phải tránh dùng rượu đối với tất cả các thuốc có tác dụng trên thần kinh làm giảm độ tập trung cảnh giác như: các thuốc an thần (thuốc giảm lo âu nhóm benzodiazepine), thuốc giảm đau hoặc giảm ho có chứa codeine hoặc tramadol, thuốc thần kinh, thuốc chống trầm cảm, và các thuốc chống kháng histamine chống dị ứng kinh điển.
     
    Khi dùng đồng thời với các thuốc này, rượu có thể gây buồn ngủ và làm giảm các phản xạ, gây nguy hiểm đặc biệt khi điều khiển các phương tiện giao thông hoặc máy móc. Ngoài ra, khi dùng rượu chung với thuốc kháng viêm non-steroid hoặc aspirine có thể gây bỏng rát dạ dày, viêm loét dạ dày hoặc tăng tiết acid dạ dày.
     
     
    Tránh dùng rượu với tất cả các loại thuốc có tác dụng trên thần kinh
     
    Cam thảo đen
     
    Trong đông y cam thảo được coi là một vị thuốc quý nhưng nếu dùng cam thảo đen cùng thuốc tây nhất là với loại thuốc dùng để hỗ trợ tim mạch, điều trị chứng rối loạn nhịp tim thì có thể dẫn đến hiện tượng nhiễm độc và gây hại cho dạ dày.
     
    Ngoài ra, cam thảo đen còn làm giảm hiệu quả với những loại thuốc lợi tiểu và thuốc điều trị huyết áp.
     
    Nhâm sâm
     
    Nhân sâm có thể gây nên tăng huyết áp vì thế nó rất nguy hiểm với bệnh nhân tăng huyết áp hoặc với thai phụ nếu dùng sai cách. Ngoài ra, nhân sâm còn làm chảy máu khi dùng thuốc aspirin, thuốc chống viêm giảm đau không steroid (NSAID) như ibuprofen, naproxen và ketoprofen.
     
    Tôm
     
    Không nên ăn tôm trước và sau 2 giờ uống vitamin C. Vì chất hóa học đồng có trong tôm sẽ ôxy hóa vitamin C và làm mất tác dụng của vitamin, thậm chí có thể gây nguy hiểm.
     
     
    Chất hóa học có trong tôm sẽ oxy hóa và làm mất tác dụng của vitamin C
     
    Củ cải
     
    Khi bạn dùng thuốc bổ mà ăn cùng củ cải thì củ cải có tác dụng phá tác dụng giải khí huyết, làm giảm tác dụng công hiệu của thuốc. Vì vậy không nên sử dụng củ cải trong thời gian sử dụng thuốc bổ.
     
     

     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương