Khi bé của bạn ăn ít hơn các bạn cùng tuổi và chỉ ăn một số loại thức ăn, hoặc sợ ăn, bỏ ăn, ngậm không chịu nuốt, đó là dấu hiệu bé biếng ăn. Tại Việt Nam tỷ lệ bé biếng ăn trong độ tuổi từ 1-6 chiếm tỷ lệ cao, hơn thế nữa là gần một nửa những bé biếng ănnày có dấu hiệu biếng ăn ngay từ khi dưới 3 tuổi.
Khi biếng ăn bé sẽ thiếu hụt dinh dưỡng và năng lượng, dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng cao. Từ đó sẽ làm giảm việc hấp thu dưỡng chất, giảm sức đề kháng, dễ mắc một số bệnh và khi bệnh bé sẽ biếng ăn.
Thiếu hụt dưỡng chất làm rối loạn tăng trưởng
Hệ quả dễ dàng nhìn thấy nhất đó là vấn đề suy dinh dưỡng do chứng biếng ăn mang lại. Trẻ em đang trong giai đoạn phát triển nên nhu cầu dinh dưỡng mỗi ngày rất lớn. Khi trẻ biếng ăn, nguồn dưỡng chất nạp vào mỗi ngày không đáp ứng đủ nhu cầu phát triển, trong đó phải kể tới những chất mà cơ thể chỉ cần một lượng nhỏ song nếu thiếu sẽ gây ra nhiều tác hại vô cùng lớn như: thiếu vitamin A khiến mắt khô; thiếu vitamin B1 có thể gây tê phù; thiếu sắt có nguy cơ gây thiếu máu; thiếu vitamin D, calci có thể gây bệnh còi xương…
Đây cũng chính là con đường ngắn nhất dẫn đến bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ. Tình trạng phổ biến thường gặp ở các phòng khám dinh dưỡng là những trẻ có chỉ số thấp bé, nhẹ cân hơn trẻ cùng độ tuổi hầu hết là các trẻ biếng ăn.
Bé biếng ăn dẫn đến thiếu hụt dưỡng chất làm rối loạn tăng trưởng
Chậm phát triển trí não
Dinh dưỡng là một trong ba yếu tố quyết định sự phát triển trí tuệ của trẻ (dinh dưỡng, gen, môi trường học tập và rèn luyện). Trẻ biếng ăn sẽ gặp phải nguy cơ thiếu một hoặc nhiều chất quan trọng sau: Protein, Omega 3, Omega 6, DHA, Taurine, Sắt, Taurin… – những chất tác động đến sự hoạt động hiệu quả của bộ não.
Hậu quả lâu dài của biếng ăn, ảnh hưởng trực tiếp đến tư duy trí tuệ của trẻ, trẻ biếng ăn thường không đủ dinh dưỡng và thiếu cân bằng dưỡng chất trong cơ thể, điều đó khiến cho trẻ hay mệt mỏi, cơ thể không đủ lực cho trí óc tập trung và tư duy, vì vậy thường lơ là chuyện học tập và thành tích học tập xấu hơn những trẻ khỏe mạnh. Khoa học cũng đã có những chứng minh lâm sàng, rằng chỉ số phát triển trí tuệ MDI (Mental Developmental Index) của những trẻ biếng ăn chỉ được 96 điểm, tức thấp hơn 14 điểm so với 110 điểm của những bé ăn uống tốt.
Các nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng với trẻ bị biếng ăn, thua kém hơn hẳn về điểm trí tuệ so với trẻ được bổ sung đầy đủ dưỡng chất (14 điểm chuẩn MDI – Mental Developmental Index) và sự thua thiệt này có thể ảnh hưởng suốt 5 năm phát triển về sau của trẻ.
Bé biếng ăn khiến chậm phát triển chiều cao và trí não
Sức đề kháng giảm, dễ nhiễm bệnh
Trong 10 bà mẹ có trẻ biếng ăn được hỏi, có đến 9 bà mẹ than phiền sức đề kháng của trẻ suy giảm nghiêm trọng, hệ miễn dịch ở trẻ giảm sút, các chứng bệnh dễ dàng tấn công. Đặc biệt là những căn bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp như viêm họng, viêm đường hô hấp trên, viêm phổi, tiêu chảy… Khi bệnh, trẻ lại càng biếng ăn hơn. Điều này vô tình tạo nên một vòng luẩn quẩn mệt mỏi cho các bậc phụ huynh: trẻ biếng ăn – bệnh – biếng ăn – suy dinh dưỡng – bệnh – biếng ăn.
Sức đề kháng rất quan trọng trong việc đầy lùi bệnh tật ở trẻ
Ảnh hưởng phát triển chỉ số cảm xúc
Chỉ số cảm xúc hay còn gọi là chỉ số EQ. Trẻ có chỉ số EQ cao sẽ phát triển tốt khả năng giao tiếp, diễn đạt, hòa đồng với bạn bè, thích ứng nhanh với sự thay đổi của môi trường sống. Có thể xem đây chính là nền tảng tốt giúp trẻ hoàn thiện nhân cách, kỹ năng cần thiết để thành công trong tương lai. Tuy nhiên, trẻ biếng ăn thường có chỉ số EQ thấp, trẻ có xu hướng thụ động, sống thu mình, khó hòa nhập, thiếu bạn bè… lâu dài có thể dẫn đến tự kỷ, học kém, khó thành đạt.
Kết luận
Vì vậy, khi quan sát thấy những dấu hiệu biếng ăn đầu tiên, cha mẹ nên ngay lập tức kiểm tra lại chế độ dinh dưỡng, lượng thức ăn đang cung cấp cho bé hằng ngày. Đồng thời, thay đổi cách tiếp cận với trẻ trong suốt bữa ăn, nên gần gũi với con để phát hiện đâu là nguyên nhân trực tiếp gây nên tình trạng chán ăn bỏ bữa của trẻ. Hạn chế tối đa việc để bé biếng ăn lâu ngày và dẫn đến những hậu quả đáng tiếc cho thể chất và trí lực về sau. Và cuối cùng quan trọng nhất vẫn là việc ngăn chặn và trị dứt được chứng biếng ăn hay không là do sự quan tâm và nhẫn nại của cha mẹ.
Ngoài ra cha mẹ cần đưa trẻ đến các chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ Nhi khoa để được chẩn đoán biếng ăn khi gặp bất kỳ khó khăn gì trong quá trình cho trẻ ăn.
Tùy vào từng trường hợp biếng ăn cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra hướng chẩn đoán và điều trị thích hợp, để đem lại hiệu quả tốt nhất.
Hiện nay, các chuyên gia dinh dưỡng Nhi khoa đã phân biếng ăn thành 5 dạng như sau:
– Ít thèm ăn: trường hợp này được lý giải do trẻ ham chơi và hiếu động. Trẻ chỉ ăn vài miếng, ăn vội , hoặc không chú ý đến việc ăn uống.
– Ác cảm với thức ăn: Trẻ không có thiện cảm với mùi vị, hoặc hình dạng của một số loại thức ăn. Vì vậy, trẻ thường cảm giác khó chịu khi bị ép ăn những loại thức ăn này.
– Trẻ có bệnh: Nếu trẻ mắc bệnh trong người, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, không thiết ăn, hoặc ăn không ngon như ngày thường.
– Sợ ăn: những trẻ rơi vào trường hợp này, thuờng đã trải qua một số sự cố đáng sợ trong quá trình cho ăn, như bị nghẹn, hoặc được cho ăn bằng ống. Chính vì vậy trẻ hay khóc, co rúm người, hoặc không mở miệng khi được cho ăn.
– Thờ ơ với thức ăn: trẻ thường thờ ơ với thức ăn. Ít chịu nói chuyện hoặc ra hiệu với người cho ăn.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh