Ban đầu, khi thai nhi hình thành trong bụng mẹ sẽ ở tư thế quay đầu lên phía trên. Tuy nhiên, để chuẩn bị cho việc chui ra ngoài được thuận lợi nhất bé sẽ quay đầu ngược lại. Vậy thời điểm nào thai nhi sẽ quay đầu trong bụng mẹ?
Thời điểm thai nhi quay đầu ở mỗi thai phụ là khác nhau. Vậy thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu? và làm sao để thai nhi quay đầu ở tư thế tốt nhất? Các mẹ cùng tìm hiểu nhé.
Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu?
Nếu là đứa con đầu lòng, bé sẽ quay đầu trong tuần thứ 35 của thai kỳ. Còn nếu là đứa thứ 2 trở đi thì thời điểm xoay ngôi thai có thể muộn hơn. Thông thường là tuần thứ 36 hay 37. Tuy nhiên đây là đa số trường hợp, ngược lại có nhiều bé quay đầu sớm hơn hay muộn hơn mốc thời gian này.
Thai nhi quay đầu như thế nào thì tốt nhất?
Vị trí tốt nhất để bé chui ra khỏi bụng mẹ dễ dàng trong quá trình chuyển dạ là đầu chúc xuống và gáy quay về phía bụng mẹ. Ở vị trí này, thai sẽ “đi qua” đường vòng của hông một cách thoải mái và dễ dàng “trượt” ra ngoài trong quá trình chuyển dạ. Khi bé ở vị trí đáy xương chậu, lưỡng đỉnh (vị trí có chu vi vòng đầu lớn nhất) cũng sẽ nằm ở phần rộng nhất của xương chậu.
Một số đứa trẻ tuy nằm đúng chiều (ngôi tỳ vào tử cung) nhưng phần gáy lại quay về phía cột sống của người mẹ thì được gọi là ngôi sau. Với vị trí này, sẽ có một số trường hợp không tốt sau:
– Sẽ vỡ ối khi bắt đầu chuyển dạ.
– Đau lưng dữ dội trong suốt quá trình chuyển dạ (cả khi có cơn co tử cung hay không).
– Thời gian chuyển dạ lâu hơn.
– Có thể phải dùng tới các thủ thuật lấy thai như phooc-sep hay giác hút.
Do đầu bé tì vào cột sống nên thai phụ sẽ cảm thấy rất khó chịu và tư thế tốt nhất cho quá trình chuyển dạ sẽ là tư thế bò 4 chân. Ở vị trí này, đầu bé sẽ rời khỏi cột sống, giúp giảm đau lưng.
Khi bé đã ở đáy xương chậu, bé có thể sẽ tự xoay 180 độ để trở về vị trí tốt nhất khi bé chui ra. Trong trường hợp bé giữ nguyên vị trí thì khi sinh ra, mặt bé sẽ quay lên trên. Lúc này sẽ cần phải dùng tới thủ thuật phooc-sep hay giác hút để lôi bé ra.
Làm sao để thai nhi quay đầu tốt nhất?
Có rất nhiều lời khuyên về việc làm thế nào để thai nhi quay đầu và ở vị trí ngôi trước thay vì ngôi sau. Trong đó, các bà bầu có thể “khuyến khích” thai quay đầu theo vị trí ngôi trước bằng cách:
Tư thế tốt nhất để thai nhi chào đời an toàn
– Luôn để đầu gối thấp hơn hông:
+ Đặt 1 miếng đệm lên ghế ô tô để nâng “bàn tọa” lên.
+ Chiếc ghế bạn thường xuyên ngồi phải đáp ứng tiêu chí người đổ về phía trước và đầu gối thấp hơn hông.
+ Thường xuyên giải lao, đi lại nếu công việc phải ngồi nhiều.
+ Vừa xem tivi vừa bò 4 chân 10 phút mỗi ngày.
– Lau sàn nhà sẽ giúp cho quá trình chuyển dạ trở nên dễ dàng hơn. Khi bạn lau sàn ở tư thế bò, gáy của bé sẽ dần dịch chuyển về phía bụng thay vì “dính” vào cột sống của mẹ.
– Rất thú vị là tư thế nằm của mẹ cũng có thể làm vị trí ngôi thai thay đổi theo hướng tích cực. Khi nằm ngửa, bé sẽ không thể quay đầu xuống phía hông. Chỉ ở tư thế nằm nghiêng bên phải bé mới xoay được người và ở vị trí ngôi trước hay ngôi sau.
– Một nghiên cứu đã cho thấy những phụ nữ mà dùng cả tay và chân để tập các bài thể dục cho hông từ tuần thứ 37 thai kỳ sẽ sinh con thuận lợi hơn do ngôi thai ở vị trí lý tưởng. Tuy nhiên, với những phụ nữ có ngôi thai chưa thuận, tập động tác này 2 lần/ngày, mỗi lần 10 phút sẽ giúp ngôi thai xoay chuyển như ý ở thời điểm chuyển dạ hay trước đó.
– Thỉnh thoảng thai phụ sẽ thấy nhiều con gò chuyển dạ trước khi thực sự chuyển dạ. Những cơn gò này có thể khiến các bà mẹ tương lai cảm thấy mệt mỏi. Tuy nhiên, những cơn co bóp tử cung này chính là sự hỗ trợ để thai quay mặt về phía cột sống thay vì hướng mặt ra phía bụng. Cách tốt nhất khi gặp những tình huống này là nghỉ ngơi thật nhiều, vận động nhẹ; nhấm nháp cả ngày để đảm bảo năng lượng.
– Các mẹ đừng quá lo lắng nếu kết quả kiểm tra cho thấy ngôi thai chưa ở vị trí như mong đợi. Bởi ngày nay, có rất nhiều phương pháp hỗ trợ sinh sản giúp “mẹ tròn con vuông”.
Dược sĩ Hưng
CANXI KING – LỚN CÙNG TRẺ EM
Xem chi tiết sản phẩm tại đây.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh