HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Bệnh tiêu hóa

    Nguyên nhân nào gây viêm đại tràng?

    Viêm đại tràng là một bệnh tiêu hóa thường gặp với biểu hiện là đại tràng bị viêm nhiễm. Theo các chuyên gia, tỷ lệ mắc bệnh viêm đại tràng thường cao ở những nước đang và kém phát triển do mức sống còn thấp cùng với đó là điều kiện vệ sinh ăn uống ít được chú trọng. Ngoài ra, bệnh cũng khởi phát nhiều hơn vào thời điểm mùa đông khiến cuộc sống của người bệnh bị đảo lộn nghiêm trọng.

    Theo các chuyên gia, bệnh viêm đại tràng khởi phát từ một đợt viêm đường tiêu hoá cấp tính do nhiễm khuẩn các vi khuẩn hay các ký sinh vật qua ăn uống nhưng không được điều trị triệt để dẫn tới hiện tượng nhờn thuốc và kháng thuốc. Sau nhiều lần tái phát, bệnh sẽ chuyển sang viêm đại tràng mạn tính.

    Cấu tạo của đại tràng

    Cấu tạo của đại tràng.

    Nguyên nhân nào gây viêm đại tràng?

    Viêm đại tràng được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, bệnh tật….

    Viêm ruột truyền nhiễm

    Virus và vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng đường ruột nhất là các bệnh lây truyền qua đường thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm. Nguyên nhân là do vi khuẩn thường gặp bao gồm Shigella, E Coli, Salmonella và Campylobacter. Các bệnh nhiễm trùng này có thể gây ra hiện tượng chảy máu tiêu hóa, tiêu chảy, thậm chí gây mất nước nghiêm trọng.

    Ký sinh trùng như Giardia có thể gây ra hiện tượng tiêu chảy. Ký sinh trùng vào cơ thể người qua nguồn nước giải trí như sông, hồ, và hồ bơi. Nó cũng có thể bị nhiễm từ nước giếng hoặc bể chứa nước.

    Viêm đại tràng giả mạc do vi khuẩn Clostridium difficile ( C.difficile ). Rối loạn này thường gặp ở những bệnh nhân đã được dùng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng. Các kháng sinh làm thay đổi vi khuẩn bình thường hiện diện trong đại tràng và cho phép phát triển quá mức của vi khuẩn Clostridium. Vi khuẩn Clostridium sinh ra độc tố gây tiêu chảy. Đây là một bệnh nhiễm trùng, và thường đi kèm với sốt.

    Thiếu máu cục bộ đại tràng

    Như chúng ta đã biết, các động mạch có tác dụng cung cấp máu cho đại tràng giống như bất kỳ động mạch khác trong cơ thể. Tuy nhiên, chúng có thể bị hẹp do xơ vữa động mạch (giống như mạch máu trong tim, có thể gây đau thắt ngực , hoặc thu hẹp các mạch trong não có thể gây ra một cơn đột quỵ ). Khi các động mạch trở nên hẹp, đại tràng có thể mất nguồn cung cấp máu và bị viêm. Mặt khác, đại tràng cũng có thể bị mất nguồn cung cấp máu vì những lý do cơ học khác. Ở những người có nguy cơ bị giảm lưu lượng máu cho đại tràng, viêm đại tràng thiếu máu cục bộ có thể xảy ra nếu huyết áp giảm. Điều này có thể xảy ra với tình trạng mất nước, thiếu máu, hoặc sốc.

    Đại tràng bị viêm

    Hình ảnh đại tràng bị viêm.

    Bệnh viêm ruột

    Có hai loại bệnh viêm ruột đó là viêm loét đại tràng và bệnh Crohn

    Viêm loét đại tràng được cho là một loại bệnh tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công và gây ra viêm đại tràng. Viêm loét đại tràng bắt đầu vào trực tràng và có thể dần dần lan rộng khắp đại tràng. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm đau bụng và đi tiêu ra máu .

    Bệnh Crohn có thể bao gồm bất kỳ phần nào của đường tiêu hóa từ thực quản và dạ dày, qua ruột non và vào trực tràng.

    Viêm đại tràng vi mô

    Viêm đại tràng collagen và viêm đại tràng lymphocytic tạo nên viêm đại tràng vi mô. Trong các bệnh này, tình trạng viêm xảy ra khi niêm mạc ruột trở nên căng với một trong hai tế bào collagen hoặc tế bào lympho với các triệu chứng như tiêu chảy, chảy nước…Đây là một căn bệnh phổ biến ở phụ nữ lớn tuổi.

    Sử dụng hóa chất

    Viêm đại tràng xảy ra cũng có thể do một số loại  hóa chất như streptomicine, coritcoide, thuốc chống gián phân trong chống ung thư có thể gây đi lỏng. Ngoài ra, các loại thuốc an thần và chống trầm cảm gây táo bón có thể bị liệt ruột. Dùng lâu có thể làm thay đổi cơ học thành ruột gây ra triệu chứng đại tràng dài và to. Các thuốc chống bệnh Parkinson cũng có thể gây ra táo bón vì tác động lên nhu động và trương lực cơ ruột..

    Viêm đại tràng

    Sử dụng thuốc kháng sinh

    Theo các chuyên gia, dùng kháng sinh loại có phổ rộng (như cycline và dẫn chất, colistine, neomycine… ) lâu ngày. Nếu như bị nhẹ thì đi lỏng, đầy hơi chướng bụng, thường xảy ra sau khi dùng thuốc khoảng 12-72 giờ. Có trường hợp bị bệnh sau vài ngày đã ngừng uống thuốc với các biểu hiện như phân nhão, màu hơi xanh nhiều nhầy, dính và ít có mùi. Nếu ở trạng thái bán cấp thì đi lỏng thực sự, chảy máu, sốt, soi sigma tràng có bị loét: dấu hiệu của viêm đại tràng do kháng sinh kích thích niêm mạc. Cấy phân có triệu chứng của loạn khuẩn.

    Kết luận

    Theo các chuyên gia, để điều trị được bệnh viêm loét đại tràng, cần nắm rõ được các nguyên nhân gây bệnh, do lạm dụng thuốc, bệnh tật hay do vi khuẩn, virus…Từ đó mới có thể có phương pháp điều trị thích hợp.

    Dược sĩ Hưng


    613V-Sorento-dieu-tri-viem-dai-trang

    V-SORENTO – SỨC MẠNH CỦA ĐẠI TRÀNG

    Xem chi tiết sản phẩm tại đây

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương