HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Xương khớp

    Các loại thuốc ảnh hưởng xấu tới hệ xương, khớp

    Xương là hệ thống trụ cột, chống đỡ cho toàn cơ thể. Vì một vài nguyên nhân, hệ xương khớp có thể yếu đi. Một trong số các nguyên nhân gây hiện tượng xương yếu, dễ gẫy là do một số loại thuốc trị bệnh gây nên.

    Thuốc chống ung thư khiến xương giòn, dễ gẫy

    Một số thuốc điều trị ung thư vú có thể ảnh hưởng xấy đến xương, vậy nên khi điều trị, các bác sĩ sẽ đồng thời theo dõi mật độ xương và kê thêm toa thuốc bảo vệ xương. Về nguyên lý, các loại thuốc chống ung thư nhắm tới chất aromatase trong cơ thể. Kiềm chế chất này dẫn đến giảm lượng estrogen, làm giảm những chất có khả năng gây ung thư.

    Có thể nó là tin tốt với bệnh ung thư, nhưng giảm lượng estrogen đồng nghĩa xương bạn sẽ yếu đi, vì estrogen giúp chặn quá trình tiêu xương. Đó là lý do các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân tập luyện, ăn nhiều chất có chứa canxi và vitamin D, cũng như các loại thuốc bảo vệ xương khi đang dùng thuốc chặn aromatase.

    Với nam giới đang điều trị ung thư tuyến tiền liệt, sử dụng loại thuốc kháng androgen có thể gây ảnh hưởng đến xương cốt. Loại thuốc này ngăn chặn hoạt động của  các hormone testosterone, giúp làm chậm quá trình ung thư. Tuy nhiên, nó đồng thời làm giảm mật độ xương, tăng nguy cơ giòn, vỡ. Vì vậy các quý ông đang điều trị bệnh nên tập thể thao đều đặn, giảm hút thuốc, giảm caffeine và sử dụng thuốc bảo vệ xương

    Thuốc corticosteroid gây ảnh hưởng tới xương

    thuoc-anh-huong-xuong

    Thuốc điều trị viêm đại tràng có thể gây ảnh hưởng xấu về xương

    Loại thuốc steroid này giúp kiềm chế các cơn viêm, đau. Các bác sĩ thường kê đơn thuốc này cho những người bị viêm khớp dạng thấp, hen suyễn và viêm đại tràngMột số loại thuốc corticosteroid điển hình là prednisone, loại thuốc này cản trở sự hình thành xương, tăng sự tiêu xương, dẫn đến xương dễ bị nứt gẫy.

    Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần sử dụng loại thuốc này, vì nguy cơ ngắn hạn không phải là vấn đề với nhiều người. Cách thức bệnh nhân dùng thuốc như thế nào cũng là vấn đề. Các loại thuốc viên hay tiêm tuy mạnh nhất, nhưng loại thuốc hít hay miếng dán thuốc, hấp thụ qua da gây ảnh hưởng  ít hơn.

    Thuốc chống trầm cảm

    Có một số loại thuốc được dùng để điều trị chứng trầm cảm như SSRIs, có thể ảnh hưởng đến xương, khớp của bạn. Các dòng thuốc điểm hình như celexa, Prozac, paxil và Zoloft. Bản thân trầm cảm đã là nguyên nhân khiến xương bạn yếu đi, tuy nhiên hầu hết nghiên cứu đều cho thấy, sử dụng SSRIs khiến cho xương dễ gẫy hơn gấp 2 lần.

    Vậy nên, hãy hỏi kỹ ý kiến bác sĩ về loại thuốc trầm cảm họ kê cho bạn. Hãy chắc chắn rằng bác sĩ kê đơn biết ảnh hưởng của loại thuốc này với xương, và cũng như liều lượng canxi và vitamin D bạn cần bổ sung khi uống thuốc.

    Thuốc trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản

    co-che-o-chua

    Một số loại thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản có thể gây hại cho xương

    Bệnh trào ngược dạ dày, thực quản hay GERB gây ra do axit ruột quay ngược lên thực quản. Một số thuốc chặn proton ( PPIs) giúp bạn giải quyết được vấn đề như nexium, prevacid, prilosec… Tuy nhiên, năm 2010, Tổ chức FDA đã cảnh báo sử dụng PPIs liều cao trong thời gian dài có thể khiến xương ở hông, khuỷu tay, đầu gốc dễ gẫy hơn.

    Một loại thuốc khác, là thuốc chặn H2 cũng là dịu axit trong ruột, có vẻ thân thiện và an toàn với xương hơn PPIs.

    Thuốc trị bệnh tiểu đường

    Các nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc trị tiểu đường đối với xương ngày một nhiều. Các nghiên cứu chỉ ra rằng một loại thuốc trị tiểu đường, thiazolidinedione có tác động tiêu cực với xương. Loại thuốc đó bao gồm Actos và Avandia.

    Thuốc bảo vệ xương

    Bisphosphonate là một loại thuốc bảo vệ, chống loãng xương. Tuy nhiên sử dụng chúng trong thời gian dài sẽ gây nguy cơ gẫy xương đùi, nên các bác sĩ buộc phải đổi thuốc chống loãng xương khác.

    Các loại thuốc dùng để thay thế cho Bisphosphonate là Prolia, Evista, Forteo và liệu pháp thay thế hormone. Nếu bạn sử dụng thuốc bisphosphonate nhiều hơn năm năm, hãy hỏi bác sĩ xem nên tiếp tục, hay dừng lại và đổi qua thuốc khác.

    Liệu pháp thay thế hormone (HRT) sẽ làm giảm nhẹ các triệu chứng mãn kinh, giúp ngăn ngừa những rối loạn như loãng xương, xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch. Tuy nhiên, liệu pháp này làm tăng nguy cơ ung thư vú, bệnh tim và đột quỵ ở trẻ em. Thế nên dù HRT được biết đến phương pháp bảo vệ xương và ngăn rạn gầy xương, nó cũng không được khuyến khích những nguy cơ trùng trùng của nó.

    Kết luận:

    Hệ thống xương khớp của con người tuyệt vời đến mức chưa một người máy nào có thể bắt chước hoàn hảo. Các thao tác, cử chỉ từ nhẹ nhàng đến mạnh mẽ đều có sự tham gia của các ổ khớp và hệ cơ xương. Khớp bảo bọc, bảo vệ xương, vậy nên cũng đừng quên đối xử tốt với người bạn đồng hành này. Khớp khỏe, xương khỏe, sức càng khỏe, không lo bệnh tật.

    Dược sĩ Hưng


    JOINTKING – Hỗ trợ chữa trị thoái hóa khớp

    JOINTKING – SỰ HỒI SINH CỦA KHỚP

    Xem chi tiết tại đây.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang